Các lưu ý khi xuất hóa đơn điện tử như khái niêm, điều khoản, quy định sẽ được nêu chi tiết ở bài viết bên dưới đây. Cùng Thuận Việt tìm hiểu tường tận nhé.
Giới thiệu về xuất hóa đơn điện tử
Khái niệm và lợi ích của hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử được hiểu là tập hợp thông tin dữ liệu về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ, quản lý bằng phương tiện điện tử.
Bạn có biết hóa đơn điện tử là phiên bản điện tử của hóa đơn truyền thống hay không? Nó được tạo ra và trao đổi qua các phương tiện điện tử như email, file PDF, hoặc thông qua các hệ thống và phần mềm quản lý hóa đơn. Hiện nay, hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý tương đương với hóa đơn giấy, được cơ quan chính phủ công nhận. Là phương thức thực hiện các giao dịch thương mại.
Việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí in ấn và vận chuyển. Tăng tính chính xác, minh bạch và quản lý dễ dàng trong quá trình xuất, lưu trữ và tra cứu thông tin hóa đơn.
Ứng dụng của hóa đơn điện tử trong năm 2023
Trong hoạt động kinh doanh hằng ngày hóa đơn điện tử được ứng dụng rất rộng rãi. Nhất là trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý như:
- Giảm tải các thủ tục và chi phí: Giúp loại bỏ quy trình in ấn, gửi, lưu trữ thông tin bằng giấy tờ truyền thống. Hạn chế phát sinh các chi phí liên quan.
- Tăng độ chính xác: Giảm thiếu sai sót không đáng có trong quá trình xuất hóa đơn. Thông tin sẽ được tự động nhập vfa xác nhận.
- Quản lý dễ dàng: Hóa đơn điện tử cho phép lưu trữ và quản lý dữ liệu hóa đơn dễ dàng hơn. Thông tin được tìm kiếm, truy xuất một cách nhanh chóng. Giúp bạn rút ngắn thời gian, công sức trong việc kiểm tra và tra cứu thông tin hóa đơn như truyền thống.
- Bảo mật thông tin: Được mã hóa và bảo mật để đảm bảo tính riêng tư và an toàn của thông tin khách hàng và doanh nghiệp.
- Tích hợp với hệ thống quản lý: Có thể tích hợp với các hệ thống quản lý doanh nghiệp khác như quản lý kho, bán hàng, tài chính. Tối ưu hóa quy trình kinh doanh và nâng cao hiệu quả làm việc.
- Hỗ trợ phân tích và báo cáo: Dữ liệu từ hóa đơn điện tử có thể được sử dụng để phân tích và tạo báo cáo về hoạt động kinh doanh.
Văn bản pháp luật liên quan khi xuất hóa đơn điện tử
Các lưu ý khi xuất hóa đơn điện tử được căn cứ dựa trên những văn bản luật sau:
- Nghị định số 51/2010/NĐ-CP về quy định xuất hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ
- Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2024 của Chính Phủ về văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính có sai sót. Trường hợp Hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về xuất hóa đơn bán hàng hóa cung ứng dịch vụ
- Thông tư số 39/2014/TT-BTC về thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định 04/2014/NĐ-CP
- Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi bổ sung của thông tư 156/2013/TT-BTC về cung ứng hóa đơn điện tử
- Hay muốn bổ sung thêm hóa đơn sử dụng theo quy định tại khoản 5, điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP
- Thông tư số 26/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa cung ứng dịch vụ
- Theo thông tư số 32/2017/TT-BTTTT về việc cung cấp dịch vụ, giải pháp công trực tuyến để đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với các trang thông tin điện tử và cổng thông tin điện tử
- Nghị định 119/2018/NĐ-CP về các nguyên tắc sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ
- Thông tư số 68/2019/TT-BTC hướng dẫn cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP
- Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Thông tư số 78/2021/TT-BTC
- Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ về các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính có sai sót
Xem thêm: Quy trình và yêu cầu để được xuất hóa đơn điện tử
Các lưu ý khi xuất hóa đơn điện tử
Bắt buộc xuất hóa đơn điện tử từ ngày 01/07/2023
Theo các nguồn thông tin tin cậy từ Tổng cục Thuế: Việc xuất hóa đơn điện tử trở nên bắt buộc.
Theo Nghị định số 123 đã quy định rõ: “Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2022. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01/07/2022”.
Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện các giao dịch thương mại và không được sử dụng hóa đơn giấy truyền thống. Việc ghi chú trên hóa đơn điện tử phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia hoặc cơ quan quản lý thuế địa phương.
Do đó, bạn nên tham khảo các quy định cụ thể của cơ quan thuế để biết thông tin chi tiết về việc ghi chú trên hóa đơn điện tử. Vì vậy, các hóa đơn chứng từ điện tử sẽ là điều kiện bắt buộc khi giao dịch, làm việc với cơ quan thuế trong thời gian tới.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán tại Thuận Việt
Cập nhật thông tin của khách hàng
Để chuẩn bị tốt các hóa đơn điện tử không xảy ra vấn đề ngay từ bước đầu tiên bạn cần thực hiện các bước sau:
- Kiểm tra lại thông tin khách hàng trong hệ thống của bạn để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ.
- Nếu thông tin khách hàng không đầy đủ hoặc chưa chính xác, hãy liên lạc với khách hàng để cập nhật thông tin.
- Bảo vệ thông tin khách hàng bằng cách sử dụng các biện pháp bảo mật như mã hóa, chứng thực, và giám sát.
- Đảm bảo giữa bạn và khách hàng các thông tin này chỉ được sử dụng cho mục đích xuất hóa đơn và không được tiết lộ cho bất kỳ bên thứ ba nào.
Tuân thủ quy trình và biểu mẫu hóa đơn điện tử:
- Tìm hiểu và nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến hóa đơn điện tử và các quy định về xuất hóa đơn tại quốc gia hoặc cơ quan quản lý thuế.
- Xem xét các biểu mẫu hóa đơn điện tử trước khi cần sử dụng để đảm bảo tuân thủ đúng quy trình, yêu cầu cơ quan thuế.
- Kiểm tra kỹ lưỡng thông tin trước khi xuất
- Kiểm tra các thông tin như mã số thuế, tên công ty, số tiền, ngày tháng năm xuất hóa đơn và các thông tin khác.
- Sử dụng phần mềm hỗ trợ xuất hóa đơn điện tử: Đảm bảo rằng phần mềm hoặc công cụ được sử dụng tuân thủ quy trình và yêu cầu pháp lý.
- Lưu trữ hóa đơn điện tử theo quy định: Đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của hóa đơn điện tử trong quá trình lưu trữ. Lưu trữ hóa đơn điện tử theo quy định của cơ quan quản lý thuế.
Các nguyên tắc quy định cần lưu ý khi lập hóa đơn điện tử
Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP khi thực hiện lập hóa đơn điện tử. Bạn cần đảm bảo đầy đủ những nội dung trên hóa đơn, để xác định tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn trước cơ quan Thuế, Các lưu ý khi xuất hóa đơn điện tử như :
- Tên hóa đơn – ký hiệu – ký hiệu mẫu số hóa đơn – số hóa đơn
- Nhập tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
- Nhập tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu có)
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, thành tiền chưa tính thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tổng số tiền thuế GTGT, tổng cộng tiền thuế GTGT và tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT
- Tổng tiền thanh toán
- Chữ ký số của người bán, người mua
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử
- Mã cơ quan thuế (Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế)
- Phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan
*Lưu ý khi xuất hóa đơn điện tử: Bạn cần chú ý điền đày đủ thông tin kê khai và chắc rằng tất cả thông tin được nhập vào hoàn toàn chính xác. Nên kiểm tra chúng lại một lần. Để tránh tình trạng sai sót, thiếu thông tin hoặc mâu thuân khác xảy ra.
Trường hợp ngoại lệ của các lưu ý khi xuất hóa đơn điện tử
Các lưu ý khi xuất hóa đơn điện tử về đăng ký sử dụng, đăng ký thay đổi thông tin
– Người nộp thuế đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử và đã nhận được thông báo chấp nhận của cơ quan thuế thì không phải đăng ký thay đổi thôn tin lại nếu thay đổi ký hiệu mẫu, ký hiệu hóa đơn. Nếu bạn đang có ý định, có nhu cầu thay đổi hóa đơn điện tử thì thực hiện theo Nghị định 123/2020/ND – CP. Quy định tại Điều 8, Khoản 5 Luật bổ sung thêm các loại hóa đơn khác, người nộp thuế phải đăng ký, thay đổi thông tin đăng ký để sử dụng hóa đơn điện tử.
– Hóa đơn theo Mẫu 01/DKTĐ – HĐTT (gọi tắt là Mẫu 01/DKTĐ – HDDT) do cơ quan thuế ban hành kèm theo Phụ lục IA Nghị định số 123/2020/ND – CP. Trong đó, người nộp thuế lựa chọn các thông tin đúng, đầy đủ từ lần đăng ký trước đó và bổ sung thông tin mới vào Mẫu 01/DKTĐ – HĐTT.
– Các lưu ý khi xuất hóa đơn điện tử trong trường hợp gặp thông tin như: Địa chỉ thư điện tử (mail) trên tờ khai, đăng ký sử dụng hóa đơn không đúng thì mới không nhận được các thông báo liên quan: Tiếp nhận, thông báo chấp nhận đăng ký sử dụng, tài khoản, mật khẩu đều đã chuyển về mail sai đăng ký. Người nộp thuế (NNT) để thay đổi thông tin đăng ký sử dụng HĐĐT theo mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT để thay đổi thông tin địa chỉ mail đúng.
– Trường hợp NNT là đơn vị phụ thuộc không đăng ký kê khai thuế, nộp thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp thì đơn vị phụ thuộc không đăng ký sử dụng hóa HĐĐT riêng mà sử dụng hóa đơn của trụ sở chính.
– Trường hợp Doanh nghiệp (trụ sở chính) không đăng ký sử dụng HĐĐT cho đơn vị phụ thuộc nếu đơn vị phụ thuộc trực tiếp bán hàng. Theo dõi hạch toán đầy đủ thuế GTGT đầu ra, đầu vào và đăng ký kê khai thuế, nộp thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc thì đơn vị phụ thuộc phải đăng ký sử dụng hóa HĐĐT riêng của mình.
Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót thông tin, hủy hoặc sửa hóa đơn
Thông tư số 68/2019/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2011/TT-BTC và Thông tư số 119/2018/TT-BTC: Thông tư này tiếp tục sửa đổi và bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2011/TT-BTC và Thông tư số 119/2018/TT-BTC, nhằm cải thiện quy trình và nâng cao chất lượng hóa đơn điện tử.
Bạn cần quan tâm tới các lưu ý về hóa đơn điện tử đối với thông tư năm mới nhất 2020 như sau:
– Trường hợp 1: Người bán phát hiện HĐĐT sai sót: Hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế nhưng chưa gửi cho người mua có sai sót. Thì người bán nên thực hiện lập Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA (ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, gọi tắt là 04/SS-HĐĐT). Người bán gửi đến cơ quan thuế về việc hủy HĐĐT có mã sai sót khi đã lập. Cơ quan thuế sẽ cấp lại mã và gửi lại hóa đơn đúng cho người mua.
– Trường hợp 2: Người bán, người mua phát hiện HĐĐT có mã của cơ quan thuế hoặc không có mã của cơ quan thuế nhưng đã gửi cho người mua có sai sót, xử lý như sau:
+ Khi HĐĐT có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng đúng mã số thuế. Còn lại, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hoá đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Bên bán thông báo với cơ quan thuế về HĐĐT có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT (trừ trường hợp HĐĐT không có mã chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế. Áp dụng cho cả người bán khi thông tin sai sót về tên, địa chỉ của người bán.)
– Trường hợp 3: Người bán và người mua lựa chọn lập hóa đơn điều chỉnh, thay thế thì không phải gửi mẫu 04/SS-HĐĐT.
– Trường hợp 4: Hóa đơn sai thông tin mã số thuế, sai số tiền ghi trên hóa đơn, thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng. Người bán có thể thực hiện một trong hai cách sau: Lập hóa đơn điều chỉnh hoặc lập hóa đơn thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
– Trường hợp 5: Đối với bảng tổng hợp dữ liệu HĐĐT đã gửi cơ quan thuế có sai sót thì người bán gửi thông tin điều chỉnh cho các thông tin đã kê khai trên bảng tổng hợp.(Chọn ô “sửa đổi” trên mẫu 01/TH-HĐĐT)
– Trường hợp Hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính có sai sót, người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót.
Người bán lập và gửi cho người mua HĐĐT mới thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót. HĐĐT thay thế hóa đơn đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Lưu ý: Kế Toán Thuận Việt Cung cấp các dịch vụ kế toán và đào tạo Kê toán. Người bán thông báo với cơ quan thuế về việc HĐĐT có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT để thông báo việc điều chỉnh cho từng hoặc nhiều hóa đơn có sai sót. Gửi đến cơ quan thuế bất cứ thời gian nào nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng phát sinh HĐĐT điều chỉnh.
Các lưu ý khi xuất hóa đơn điện tử: Lập hóa đơn bán hàng
Về việc lập hóa đơn bán hàng, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua. Theo nghị định số 123/2020/NĐ – CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC:
Khi ngưới bán cung cấp, bán hàng hóa thì phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm: Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; Hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ. (Trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); Hoặc xuất hàng hoá theo các hình thức như: Cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá). Tất cả đều phải ghi lại đầy đủ nội dung trên hóa đơn. Đúng theo quy định của HĐĐT và phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế.
– Theo Quyết định số 1450/QĐ-TCT ngày 07/10/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành: Quy định về thành phần chứa dữ liệu HĐĐT và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế:
+ Trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Khi lập hóa đơn NNT chọn giá trị: “KCT” cho đối tượng không chịu thuế GTGT. Theo đó các phần mềm lập HĐĐT có thiết kế phần thuế suất giá trị KCT – NNT. Lựa chọn mục “KCT” > Phần thuế suất thuế GTGT khi bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Ngoài ra tại phần tiền thuế thì NNT không nhập dữ liệu vào mục này.
+ Trường hợp: Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không phải kê khai, nộp thuế GTGT. Lập hóa đơn thì NNT chọn giá trị: “KKKNT”.
+ Trường hợp: Bán hàng hóa, dịch vụ áp dụng mức thuế suất 8% hoặc thuế nhà thầu thì khi lập hóa đơn, NNT chọn giá trị: “KHAC:AB.CD%” .
– Các lưu ý khi xuất hóa đơn điện tử đối với tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá thì:
+ Trường hợp: Người mua là cơ sở kinh doanh có sử dụng hóa đơn, thì khi trả lại hàng hóa người mua lập hóa đơn giao cho người bán. Hóa đơn phải ghi số lượng hàng hóa trả lại, tiền thuế, thuế suất trả lại và thuế GTGT. Căn cứ vào hóa đơn đó để trả lại hàng hóa, người mua và người bán thực hiện kê khai điều chỉnh giảm doanh thu thuế GTGT đầu ra, đầu vào.
+ Trường hợp: Người mua ko phải là cơ sở kinh doanh, người bán hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông bào với cơ quan thuế việc hủy hóa đơn. Kê khai điều chỉnh lại giảm doanh thu thuế GTGT đầu ra tại thời điểm nhận lại hàng hóa.
– Trường hợp: Xuất khẩu hàng hóa thì khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu,thì sử dụng “Phiếu xuất kho kiểm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường”. Tiếp đó, cơ sở lập lập hóa đơn giá trị gia tăng điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử cho ngành hàng hóa xuất khẩu.
– Trường hợp: Áp dụng hình thức chiết khấu thương mại cho khách hàng hoặc khuyến mại. Thì theo quy định của pháp luật phải nêu rõ khoản chiết khấu thương mại, khuyến mại trên hóa đơn. Việc xác định giá tính thuế giá trị gia tăng (thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng) trong trường hợp áp dụng chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại thực hiện theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng.
Trên đây là các lưu ý khi xuất hóa đơn điện tử mà bạn cần quan tâm đến. Đa phần các trương hợp này sẽ hay gặp phải nhất trong thực tế.
Thách thức của xuất hóa đơn điện tử trong năm 2023
Bạn không thể phủ định được các lợi ích mà hóa đơn điện tử đã đem lại như: Tiết kiệm thừi gian, chi phí, tăng tính chính xác và minh bạch trong thống kê, dễ dàng trong việc ta cứu và quản lý,.. Bên cạnh đó nó cũng xảy ra nhiều thách thức khác mà bạn phải đối mắt với các lưu ý khi xuất hóa đơn điện tử . Đôi khi mà ai cũng gặp phải vài lần trong sự nghiệp kế toán.
Các thách thức bạn sẽ gặp phải tiêu biểu như:
- Đòi hỏi công nghệ và hạ tầng phù hợp: Tất nhiên hienj đại thì phải liên quan tới công nghệ. Để triển khai xuất hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cần có công nghệ và hạ tầng phù hợp để xử lý và lưu trữ hóa đơn điện tử. Điều này có thể đòi hỏi đầu tư ban đầu và sự chuẩn bị kỹ càng.
- Tuân thủ quy định pháp luật: Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến xuất hóa đơn điện tử, bao gồm cả việc lưu trữ và bảo mật thông tin hóa đơn. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết và tuân thủ chặt chẽ để tránh vi phạm.
- Khả năng thích ứng của khách hàng: Một số khách hàng có thể không quen thuộc hoặc không muốn chấp nhận hóa đơn điện tử. Doanh nghiệp cần xem xét khả năng thích ứng của khách hàng và tìm cách tương tác và hỗ trợ khách hàng trong quá trình chuyển đổi.
Kết luận về các lưu ý khi xuất hóa đơn điện tử
Trên đây là các lưu ý khi xuất hóa đơn điện tử và một số thông tin hữu ích về lợi ích và thách thức HĐĐT trong năm 2023.
Việc áp dụng hóa đơn điện tử mang lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp, bao gồm: Tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng tính chính xác và minh bạch, cùng với khả năng quản lý dễ dàng.
Tuy nhiên, việc thích nghi với công nghệ và tuân thủ các quy định pháp lý là những thách thức cần được vượt qua. Để tận dụng tối đa lợi ích của xuất hóa đơn điện tử trong năm 2023, doanh nghiệp cần nắm vững các quy định mới nhất và áp dụng công nghệ sao cho phù hợp. Đồng thời, sẵn sàng đào tạo nhân viên và cải thiện quy trình nội bộ để đảm bảo sự thành công trong việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý thuế, xuất hóa đơn điện tử sẽ tiếp tục trở thành xu hướng phổ biến và tạo ra nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong tương lai.
Nếu bạn thấy bài viết “Các lưu ý khi xuất hóa đơn điện tử năm 2023” của Thuận Việt hữu ích thì hãy thoe dõi chúng mình để không bỏ lỡ thông tin khác nhé.
Bạn đang cần tìm thông tin cấc khóa học hay cần một đơn vị cung cấp các dịch vụ kế toán. Kế Toán Thuận Việt sẽ giúp bạn các vấn đề này. Tìm hiểu thêm thông tin các khóa học tại đây.
KẾ TOÁN THỰC HÀNH THUẬN VIỆT
- ĐT: 028.66848185 – 0907.958.205 (Mrs Bình)
- Zalo : 0392616085
- Web: hocketoanthuchanh.com / ketoanthuanviet.com – Email:[email protected]
- Facebook: https://www.facebook.com/ketoanthuchanhthuanviet/
- Cơ sở Thủ Đức : VP 3.04, Lầu 3 Tòa Nhà STMOZIT, 1014 Phạm Văn Đồng, P. Hiệp Bình Chánh , TP.Thủ Đức