Đối với các cá nhân, đơn vị nhà thầu nước ngoài khi tham gia kinh doanh tại thì trường Việt Nam đều phải tuân thủ và thực hiện nghĩa vụ thuế. Vậy Thuế nhà thầu là gì? Đối tượng và hồ sơ áp dụng thuế cho nhà thầu nước ngoài? Bài viết dưới đây mà Thuận Việt cung cấp sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề. Tham khảo ngay bên dưới.
I. Thuế nhà thầu là gì? Thuế nhà thầu nước ngoài? Thuế suất?
Thuế nhà thầu (thuế nhà thầu nước ngoài) là một loại thuế được áp dụng cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân nước ngoài tham gia vào ngành xây dựng hoặc các hợp đồng xây dựng, thi công công trình tại một quốc gia khác.
Thuế nhà thầu thường được tính dựa trên doanh thu hoặc lợi nhuận phát sinh mà nhà thầu nước ngoài thu được từ việc cung ứng dịch vụ, từ các hợp đồng xây dựng. Gồm các loại thuế áp dụng như: Thuế GTGT và thuế TNDN (Áp dụng tại điều 12, Điều 13 Thông tư 103/2014/TT-BTC). Các quy định về thuế nhà thầu nước ngoài có thể khác nhau tùy theo từng quốc gia và có thể liên quan đến các thỏa thuận thuế quốc tế hoặc các quy định pháp luật trong nước.
Chia thành 2 loại thuế nhà thầu được áp dụng trong 2 trường hợp sau:
- Nếu nhà thầu nước ngoài là tổ chức kinh doanh
- Trường hợp thuế nhà thầu nước ngoài là cá nhân kinh doanh
Thuế suất là gì?
Thuế suất là tỷ lệ phần trăm hoặc số tiền cụ thể mà cá nhân hoặc doanh nghiệp phải trả cho ngân sách nhà nước dựa trên thu nhập, giao dịch mua bán, hoặc các loại hoạt động kinh doanh khác. Thuế suất có thể được áp dụng theo mức thuế cố định hoặc theo tỷ lệ phần trăm (%) của thu nhập hoặc giá trị giao dịch. Đây là cách để xác định mức đóng góp của một đơn vị vào ngân sách nhà nước để hỗ trợ các hoạt động công cộng và phát triển kinh tế xã hội. Sẽ tùy từng loại chủ thể, điều kiện sẽ có các cách áp thuế suất riêng.
II. Phạm vi áp dụng thuế nhà thầu là gì?
1. Các cách tính thuế nhà thầu
Thông thường có 2 cách tính thuế nhà thầu:
- Tính thuế nhà thầu theo giá Gross:
Thực hiện tính thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Thuế thu nhập doanh nghiêp (TNDN)
- Theo giá Net:
Tính thuế GTGT
Thuế TNDN
Lưu ý: Tính thuế GTGT cho nhà thầu trước, rồi mới đến tính thuế TNDN cho nhà thầu nước ngoài.
Tham khảo: Chi tiết về cách tính thuê nhà thầu theo lương Net, Gross
2. Đối tượng áp dụng? Các loại thuế phải nộp?
Thuế phải nộp áp dụng cho đối tượng tại thông tư 103/2024/TT-BTC đối với thuế nhà thầu, các loại thuế phải nộp là:
- Nhà thầu nước ngoài, phụ thuộc nước ngoài khi có phát sinh thu nhập tại thị trường Việt Nam, qua ký kết hợp đồng. Thiện nghĩa vụ công việc có trong hợp đồng ký kết.
- Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài là đơn vị, tổ chức kinh doanh: Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNDN, GTGT.
- Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ thuế: Nộp thuế GTGT và thuế TNDN.
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh hoặc thực hiện các hoạt động như: Thương mại, xuất nhập khẩu (XNK), phân phôi hàng hóa tại thị trường Việt Nam đều phải chịu thuế.
- Hay hoạt động ký kết hợp đồng kinh doanh thông qua cá nhân, đơn vị tại Việt Nam có đứng tên của công ty nước ngoài.
- Các loại thuế khác: Thuế, phí, lệ phí nhà thầu nước ngoài thực hiện theo các văn bản pháp luật hiện hành.
Xem thêm:
III. Quy định pháp luật về kê khai thế nhà thầu
1. Thời điểm kê khai
Có 2 hình thức kê khai thuế nhà thầu là gì?
– Thực hiện kê khai theo lần phát sinh: Khi khai thuế đối với trường hợp nộp thuế GTGT được tính trực tiếp trên GTGT. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo tỷ lệ % tính trên doanh thu. Đây là loại khai theo lần phát sinh thanh toán tiền cho các đối tượng là những nhà thầu nước ngoài và khai quyết toán khi kết thúc hợp đồng nhà thầu.
– Kê khai theo tháng: Tại Việt Nam sẽ có thể đăng ký khai thuế theo tháng. Thanh toán cho nhà thầu nước ngoài nhiều lần trong tháng. Được thực hiện đăng ký khai thuế theo tháng thay cho việc khai thuế theo từng lần phát sinh thanh toán .
Giấy tờ, hồ sơ khai thuế bao gồm:
- Theo tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài (01/NTNN).
- Bản chụp có xác nhân của người nộp thuế (NNT) về hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ. Điều này cần có đối với lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng nhà thầu.
- Giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề (Bản chụp, có xác nhận của người nộp thuế)
2. Thời hạn nộp tờ khai thuế nhà thầu là gì?
- Nộp tờ khai theo từng lần phát sinh: 10 ngày kể từ ngày bắt đầu phát sinh thuế.
- Nộp tờ khai theo tháng: Thuộc ngày thứ 20 của tháng kế tiếp khi có nghĩa vụ phát sinh thuế.
3. Thời hạn nộp thuế nhà thầu
- Ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai
- Trường hợp ngày cuối cùng trùng với ngày nghỉ: Theo đó ngay cuối cùng sẽ được tính vào ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ.
- Một số lưu ý trước khi thực hiện nộp thuế: Phần người nộp thuế, MST => Ghi tên người thực hiện nộp là nhà thầu
- “Người nộp thay” => Ghi tên MST của công ty nộp.
Qua bài viết, thông tin về thuế nhà thầu là gì? Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin mới và bổ ích. Mọi vấn đề về thuế cần tư vấn có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0392 616 085 (Zalo). Rất hân hạnh khi được phục vụ quý khách.