Cách xử lý giảm giá bán sau khi xuất hóa đơn cho khách.
Đối với những hàng hóa trên thị trường, việc tăng giá hoặc giảm là một điều tất yếu. Thế nhưng nếu như hàng hóa đó đã được xuất hóa đơn bán hàng thì khi giảm giá bán sau đó, thì người bán cần phải làm những gì? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.
Theo Công văn 25024/CTHN-TTHT về việc lập hóa đơn có hướng dẫn cụ thể Trường hợp hóa đơn đã lập (theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Nghị định 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính) với giá bán là giá tạm tính tại thời điểm ký hợp đồng, sau đó phát sinh giảm giá bán thì người bán và người mua phải:
– Lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Tải mẫu số 04/SS-HĐĐT
Tải về
– Lập hóa đơn điện tử mới (hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã) thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót.
Trong đó, hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập có sai sót (hóa đơn lập theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Nghị định 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính) để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã) hoặc người bán gửi cơ quan thuế để được cấp mã cho hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế) theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 12 Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính nêu trên.
– Người bán phải lập hóa đơn và giao cho người mua đối với hàng hóa tương ứng với giá trị giá bán điều chỉnh giảm theo quy định tại Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Trường hợp doanh nghiệp phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho Cơ quan thuế có sai, sót, doanh nghiệp thực hiện khai bổ sung theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế và khoản 4 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP nêu trên.