Tháng 3 là thời điểm các doanh nghiệp rục rịch làm và nộp báo cáo tài chính cuối năm. Doanh nghiệp bạn đã chuẩn bị báo cáo tài chính gồm những gì trước khi nộp để tránh bị phạt tiền? Tại bài viết này Thuận Việt sẽ đưa ra cho bạn một số lưu ý quan trọng trước thời điểm nộp báo cáo, cùng tìm hiểu ngay nhé!
I. Báo cái tài chính là gì? Báo cáo tài chính gồm những gì?
Báo cáo tài chính là một tài liệu cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình tài chính của một doanh nghiệp hoặc tổ chức vào một thời điểm nhất định. Báo cáo tài chính giúp người quản lý, nhà đầu tư và các bên liên quan đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp và đưa ra quyết định phù hợp.
Báo cáo tài chính gồm những gì? Gồm các phần như bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh và ghi chú kèm theo. Theo quy định được ban hành, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều có nghĩa vụ phải lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) năm. Đối với các công ty (tổng công ty) có đơn vị trực thuộc, thì ngoài BCTC năm thì phải nộp thêm BCTC tổng hợp (hợp nhất) vào cuối mỗi kỳ kế toán năm. Dựa trên BCTC của đơn vị trực thuộc.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước hoặc các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh việc phải làm BCTC năm thì phải lập thêm BCTC giữa niên độ (báo cáo quý – trừ quý IV).
a) Thời hạn nộp BCTC 2023 và ví dụ
Thời hạn nộp báo cáo tài chính cuối năm 2023:
Doanh nghiệp nhỏ, vừa hoặc siêu nhỏ: Thời gian nộp 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Doanh nghiệp nhà nước:
- Công ty mẹ, Tổng công ty: 31 tháng 3 năm 2024.
- Đơn vị trực thuộc: Theo quy định của công ty mẹ, Tổng công ty.
- Đơn vị kế toán trực thuộc: Theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.
Ví dụ:
- Doanh nghiệp có năm tài chính trùng với năm dương lịch (01/01/2023 – 31/12/2023):
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ: 30/03/2024.
- Doanh nghiệp nhà nước:
Công ty mẹ, Tổng công ty: 31/03/2024.
Đơn vị trực thuộc: Theo quy định của công ty mẹ, Tổng công ty.
Đơn vị kế toán trực thuộc: Theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên
b) Xử phạt vi phạm chậm nộp và không nộp BCTC
- Phạt bao nhiêu tiền khi chậm nộp BCTC cuối năm
Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính năm 2023 cho cơ quan thuế:
- Chậm nộp < 03 tháng:
Đối với cá nhân: Bị phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đ
Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 đ.
- Chậm nộp >03 tháng:
Đối với cá nhân: Bị phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 đ
Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 20.000.000 – 30.000.000 đ.
- Phạt bao nhiêu tiền khi không nộp BCTC
Trường hợp không nộp BCTC cuối năm 2023:
Cá nhân: Bị phạt tiền từ 40.000.000 – 50.000.000đ
Tổ chức: Thì bị phạt tiền từ 60.000.000 – 80.000.000 đ
Trên đây là các mức phạt và doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể chịu khi không thực hiện BCTC đúng thười hạn quy định.
Lưu ý:
- Doanh nghiệp sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cao nhất khi vẫn không thực hiện nộp BCTC sau khi ra quyết định phạt tiền.
- Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đăng ký các lớp đào tạo ngắn hạn về thuế.
- Liên tục cập nhật các quy định và thắc mắc gửi về cho cơ quan thuế để được giải quyết.
- Để khắc phục hậu quả: Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm và BCTC đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 tại Điều này.
Xem thêm: Doanh nghiệp mới thành lập có phải nộp báo cáo tài chính không?
II. Những điều cần lưu ý nộp báo cáo tài chính năm 2023.
a) Hồ sơ báo cáo tài chính gồm những gì?
Dưới đây sẽ là hồ sơ báo cáo tài chính gồm những gì? Doanh nghiệp chỉ cần chuẩn thị đầy đủ thông tin sau:
- Bảng cân đối kế toán.
- Bảng báo cáo kết quả kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Các sổ sách kế toán và chứng từ hợp lệ.
- GPKD, đăng ký thuế.
- Các văn bản pháp lý khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
b) Các nghị định ban hành mới nhất
- Theo thông tư 200/2022/TT-BTC: Bổ sung, sửa đổi một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn lập và nộp BCTC.
- Nghị định số 126/2020/NĐ-CP: Quy định chi tiết về thi hành Luật Quản lý thuế.
c) Đảm bảo tính chính xác, tuân thủ thời gian
- Các số liệu trong hồ sơ nộp BCTC phải được ghi chép chính xác, trung thực, phù hợp, khớp với tình hình thực tế hoạt động của doanh nghiệp.
- Kiểm tra lại thông tin kỹ lưỡng trước khi nộp báo cá để tránh sai sót, đến khi bị điều tra.
- Hạn nộp báo cáo chậm nhất ngày 31.03.2024
Doanh nghiệp cần nộp báo cáo đúng hạn để tránh bị phạt.
d) Lựa cho dịch vụ kế toán thuê ngoài có đáng tin
Không phải kế toán nào cũng sẽ có đầy đủ kiên thức và kinh nghiệm để thực hiện nộp BCTC năm. Rất nhiều chủ doanh nghiệp bị tình trạng quá hạn nộp, không nộp báo cáo, hay không biết nó có quan trọng hay không.
Chủ yếu là do kế toán chưa đủ kiến thức để tư vấn, đề xuất vấn đề cho chủ doanh nghiệp, nguồn nhân lực có kinh nghiệm còn khá hạn chế. Qua đó, để đảm bảo được tính chính xác tuyệt đối nhất, tránh các trường hợp phạt do sai sót dẫn tới việc bị phạt hành chính nặng nhất thì bị cưỡng chế. Doanh nghiệp có thể cân nhắc thuê kế toán dịch vụ bên ngoài tại Thuận Việt đảm nhiệm công việc này.
III. Doanh nghiệp sẽ nhận được gì khi thuê dịch vụ?
Nhận được sự tư vấn về các quy định liên quan. Vừa giúp doanh nghiệp tối ưu được chi phí chi cho 1 kế toán tổng hợp mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một phần chi phí đáng kể.
Bên cạnh đó, Thuận Việt có mở các khóa học kế toán cho chủ doanh nghiệp, người đã đi làm và sinh viên đều có thể theo học nâng tầm kiến thức, áp dụng ngay vào thực tế.
Ngoài việc biết báo cáo tài chính gồm có những gì? Thì bạn cần biết nắm chắc các
Nếu cần tư vấn các dịch vụ kế toán trọn gói, báo cáo tài chính, quyết toán thuế, các khóa học kế toán chuyên sâu,…Quý khách có thể liên hệ ngay với chúng tôi.
Xem thêm: Dịch vụ làm sổ sách kế toán, báo cáo tài chính tại Thủ Đức
Xem thêm: Nội dung công việc và báo giá BCTC tại Tp. Hồ Chí Minh