Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh đơn giản nhanh chóng, khi nắm rõ các điều kiện, thông tin bên sau đây. Cùng Thuận Việt tìm hiểu về thủ tục và 8 điều kiện để đăng ký hộ kinh doanh cá thể để tránh được các rủi ro.
I. Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Thực chất hộ kinh doanh cá thể là loại hình kinh doanh đơn giản. Chủ sở hữu là cá nhân hoặc các thành viên trong một gia đình đăng ký.
Hộ kinh doanh có các đặc điểm như:
- Địa điểm kinh doanh cố định
- Không thường xuyên thuê lao động
- Không có con dấu
- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân khi có rủi ro về kinh doanh
- Dễ dàng điều chỉnh quy mô kinh doanh, có thể mở rộng hoặc thu hẹp linh hoạt
- Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh sẽ dễ dàng hơn thành lập công ty
- Trường hợp hộ kinh doanh được đăng ký là các thành viên. Người được ủy quyền sẽ là người đại diện/ chủ hộ.
Loại hình kinh doanh này phù hợp với những người kinh doanh nhỏ. Ngoại trừ, hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp, buôn bán hàng rong, ăn vặt, buôn bán, kinh doanh lưu động, thời vụ, người làm về dịch vụ nhưng có thu nhập thấp không cần phải đăng ký hộ kinh doanh.
Thành lập hộ kinh doanh cá thể ở đâu?
Người thực hiện thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh tự thực hiện đăng ký tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh đó.
II. Hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể gồm những gì?
a) Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Giấy tờ cần chuẩn bị để thành lập hộ kinh doanh cá thể, như sau:
- Đơn đề nghị đăng ký HKD cá thể
- Bản sao giấy CCCD/ hộ chiếu của thành viên hộ kinh doanh
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (như hợp đồng thuê nhà, sở hữu nhà…) không cần công chứng.
- Các giấy tờ khác tùy theo lĩnh vực kinh doanh (giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, v.v.)
Đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký thành lập thì cần bổ sung các giấy tờ sau:
- Bản sao hợp lệ về CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ kinh doanh góp vốn.
- Biên bản họp hợp lệ giữa các thành viên hộ gia đình.
- Bản sao giấy ủy quyền của các thành viên cho một người làm đại diện chủ hộ
- Văn bản về giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);
- Ngoài ra còn có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).
b) Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
- Chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ hồ sơ theo quy định.
- Nộp hồ sơ đăng ký HKD thuộc quản lý tại Phòng Đăng ký kinh doanh và thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi đặt trụ sở chính.
- Chờ và nhận kết quả cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
- Sau khi có Giấy chứng nhận, chủ hộ kinh doanh có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Lưu ý:
- Thời gian nhận Giấy chứng nhận đăng ký thường mất khoảng 3 – 7 ngày làm việc.
- Chủ hộ kinh doanh cá thể có thể đăng ký mã số thuế sau khi có Giấy chứng nhận.
- Các thủ tục khác như đăng ký sử dụng hóa đơn, mở tài khoản ngân hàng cũng có thể thực hiện sau khi đăng ký hộ kinh doanh.
Tóm lại, thủ tục để đăng ký hộ kinh doanh cá thể sẽ đơn giản và nhanh chóng so với các hình thức đăng ký cho công ty.
III. 8 Lưu ý làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Bên cạnh việc cần nắm được hồ sơ, thủ tục thành lập thì cá nhân còn phải lưu ý những điều kiện để thành lập hộ kinh doanh cá thể.
Trong quá trình thực hiện đăng ký cho các hộ kinh doanh mỗi năm. Được tiếp xúc trực tiếp với các cán bộ thuộc các cơ quan thuế khác nhau tại nhiều địa bàn. Thuận Việt đã đúc kết lại được rằng, ở mỗi cơ quan thuế, với mỗi cán bộ thuế sẽ có cách xử lý khác nhau. Không phải thủ tục nào cũng được duyệt một cách nhanh chóng.
Dựa trên kinh nghiệm hơn 14 năm cung cấp dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể (HKD). Thuận Việt sẽ mách bạn những điều cần lưu ý sau:
3.1 Chủ thể được quyền đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Căn cứ tại điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Đối tượng được quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể sẽ là:
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình.
- Là công dân Việt Nam, tuổi từ đủ 18 và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Người đại diện các thành viên góp vốn kinh doanh là được đứng tên trên Giấy chứng nhận kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Lưu ý:
Mỗi người chỉ được đứng tên 1 hộ kinh doanh trên phạm vi cả nước. Nếu đã kinh doanh trước đó hiện không còn kinh doanh nữa mà chưa tiến hành giải thể thì cũng không được chấp thuận. Muốn đăng ký mới thì phải tiến hành giải thể.
3.2 Địa điểm kinh doanh hộ cá thể
Địa điểm đăng ký chính kinh doanh chính là nơi hoạt động kinh doanh của hộ.
- Không có quy định hộ kinh doanh chỉ được hoạt động 1 nơi. Mà hộ kinh doanh có thể hoạt động tại nhiều nơi, nhưng phải chọn một địa điểm để đặt làm trụ sở. Pahir thông báo với cho Cơ quan quản lý thuế và cơ quan quản lý thị trường.
- Nếu địa điểm này được thuê hoặc mướn: Cần xác định rõ địa điểm đã có ai đặt làm HKD hay chưa? Để biết được thì bạn cần yêu cầu sự hỗ trợ của chủ nhà lêm UBND quận/huyện chọn làm trụ sở chính để hỏi.
- Nếu đúng là có HKD đăng ký nhưng chưa tiến hành giải thể, thì cần chủ hộ lên UBND giải quyết.
Lưu ý:
- Địa điểm đặt làm trụ sở không được là chung cư (trừ khi hộ kinh doanh với mục đích để cho thuê nhà để ở)
- Địa điểm nằm trong khu quy hoạch.
3.3 Đặt tên hộ kinh doanh cá thể
Đặt tên tương tự như đặt tên cho công ty/doanh nghiệp. Hộ kinh doanh cũng có tên riêng.
Công thức với 2 thành tố: “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ”.
Lưu ý:
- Tên hộ kinh doanh không có chứa cụm từ “công ty” hay “doanh nghiệp”, vì sẽ không được chấp thuận.
- Tên riêng không được trùng với tên riêng của HKD khác. Phạm vi áp dụng cấp huyện.
- Không được sử dụng tiếng anh để đặt tên cho HKD. Để sử dụng được cần phải đảm bảo giữa các ký tự có dấu chấm đi kèm.
Ví dụ: Hộ kinh doanh E.M.I.L.Y.
3.4 Số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh
Trước đây, số lượng lao động tối đa HKD có thể sử dụng là 9 người.
Căn cứ theo quy định mới nhất thì HKD không còn bị giới hạn lao động.
3.5 Ngành nghề kinh doanh
Hộ kinh doanh được phép đăng ký nhiều ngành nghề. Cả các ngành nghề có điều kiện. Chỉ cần đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh và các điều kiện trong quá trình kinh doanh, ngành nghề không bị cấm.
- Hộ kinh doanh được pháp đăng ký nhiều ngành nghề thuộc những ngành nghề không bị cấm.
- Khi thành lập/thay đổi nội dung cần điền rõ ngành/nghề kinh doanh đầy đủ trên Giấy đề nghị đăng ký.
3.6 Điều kiện vốn đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Chưa có quy định nào cụ thể quy định về vốn tối đa/tối thiểu về HKD cá thể.
Tuỳ vào khả năng tài chính và quy mô và ngành nghề kinh doanh mà HKD đưa ra mức vốn hợp lý. Điều kiện vốn đăng ký cho HKD,có một số lưu ý như sau:
- Không có mức vốn tối thiểu bắt buộc
- Vốn có thể là tài sản cá nhân: Tiền mặt, bất động sản,.. làm vốn để kinh doanh.
- Không cần chứng minh nguồn gốc vốn: Miễn là đáp ứng điều kiện về hồ sơ, địa điểm kinh doanh.
- Vốn có thể thay đổi linh hoạt: Có thể tăng hoặc giảm vốn mà không cần thông báo.
3.7 Đăng ký mã số thuế cho hộ kinh doanh cá thể
Vì là hộ kinh doanh nên bạn sẽ được cán bộ thuế trực tiếp hướng dẫn thực hiện và đăng ký thuế theo địa phương đặt trụ sở kinh doanh;
Lưu ý: Chuẩn bị giấy tờ để được cấp mã số thuế: Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể và CCCD/Hộ chiếu;
* Lệ phí môn bài:
Không riêng gì doanh nghiệp, thì hộ kinh doanh cá thể cùng là đối tượng được miễn thuế môn bài trong năm đầu thành lập.
Từ năm 2023, năm thứ 2 hoạt động trở đi hộ kinh doanh sẽ phải nộp thuế môn bài theo bậc sau:
STT | Doanh thu | Bậc nộp/năm |
1 | Trên 500 triệu đồng | Nộp 1.000.000 đồng |
2 | Trên 300 triệu đồng | 500.000 đồng |
3 | Trên 100 – 300 triệu đồng | 300.000 đồng |
4 | Dưới 100 triệu đồng | Miễn thuế |
*Về cách tính các loại thuế khác:
Áp dụng tính thuế trực tiếp trên doanh thu cho cả hộ kê khai và hộ khoán
- Thuế TNCN = Doanh thu * Tỷ lệ (0,5%-2%)
- Thuế GTGT = Doanh thu * Tỷ lệ (1%-5%)
3.8 Tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể
Cách tra cứu đơn giản và chính xác nhất về mã số thuế: Truy cập vào trang web chính chủ của Tổng cục thuế.
=>>> Để hoàn thành thủ tục trong thời gian nhanh nhất, không bị vướng bận. Anh/chị có thể tham khảo dịch vụ hỗ trợ tức thời của Thuận Việt. Dịch vụ nhanh chóng, có ngay kết quả sau 3 ngày nộp đủ hồ sơ.
Xem chi tiết tại đây: Dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ cá thể
IV. Câu hỏi được quan tâm về hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
4.1 Một cá nhân có thể thành lập nhiều hộ kinh doanh cá thể hay không?
Mỗi người không thể thành lập nhiều hơn 01 hộ kinh doanh cá thể trên toàn quốc.
Nếu muốn thành lập hộ kinh doanh cá thể thì cần đáp ứng điều kiện sau:
- Mỗi hộ kinh doanh phải có đăng ký kinh doanh riêng, với mã số thuế khác nhau.
- Các hộ kinh doanh phải có địa chỉ kinh doanh khác nhau, không trùng lặp.
- Các hộ kinh doanh phải hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau hoặc cùng lĩnh vực nhưng tại địa điểm kinh doanh khác nhau.
- Chủ hộ kinh doanh phải đảm bảo khả năng quản lý, điều hành các hộ kinh doanh một cách hiệu quả.
4.2 Hộ kinh doanh thì có cần xuất hóa đơn không?
Trường hợp được áp dụng xuất hóa đơn GTGT như sau:
Bắt buộc phải xuất hóa đơn:
- Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho cá nhân, tổ chức.
- Trường hợp khách hàng yêu cầu xuất hóa đơn.
Không bắt buộc phải xuất hóa đơn:
- Khi bán hàng hóa, dịch vụ với giá trị dưới 200,000 đồng cho cá nhân không kinh doanh.
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, ngay cả khi không bắt buộc phải xuất hóa đơn. Hộ kinh doanh vẫn nên xác lập và lưu giữ các chứng từ liên quan như phiếu thu tiền, biên lai, v.v. Việc này giúp hộ kinh doanh có chứng từ kế toán, thuận tiện cho việc kê khai, nộp thuế.
Vì vậy, khuyến nghị hộ kinh doanh cá thể nên xuất hóa đơn cho tất cả các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp được pháp luật quy định là không bắt buộc.
4.3 Hộ kinh doanh cá thể có thể xuất hóa đơn GTGT khấu trừ không?
Để xuất được hóa đơn GTGT và được khấu trừ GTGT đầu vào, HKD cần đáp ứng điều kiện sau:
Hộ kinh doanh cá thể phải đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- HKD phải có mã số thuế và được cơ quan thuế cấp phép sử dụng hóa đơn GTGT.
- Hàng hóa, dịch vụ bán ra phải được kê khai, nộp thuế GTGT đúng quy định.
- Hóa đơn GTGT phải được lập đầy đủ thông tin theo mẫu quy định và có đủ các chỉ tiêu bắt buộc.
- Hàng hóa, dịch vụ mua vào phải có hóa đơn GTGT hợp pháp và đủ điều kiện để được khấu trừ.
Qua đây, Hộ kinh doanh muốn được khấu trừ thuế thì phải đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Bên cạnh đó, cần đáp ứng các điều kiện, yêu cầu kê khai và nộp thuế theo quy định.
4.4 Hộ kinh doanh cá thể có được cấp giấy phép kinh doanh không? Nếu có, giấy phép đó được cấp như thế nào?
Về cấp giấy phép kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể, có một số điểm lưu ý như sau:
Trường hợp 1: Không bắt buộc có giấy phép kinh doanh:
Hộ kinh doanh cá thể không bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh chung như các doanh nghiệp khác. Thay vào đó, bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Trường hợp 2: Cần giấy phép
Nếu bạn kinh doanh một trong những ngành nghề đặc thù, thì hộ kinh doanh cá thể vẫn phải có giấy phép riêng.
Ví dụ: Kinh doanh trong lĩnh vực y tế, thương mại, giáo dục… cần có giấy phép hoạt động.
Cách thức cấp giấy phép:
Chủ hộ kinh doanh cá thể cần nộp hồ sơ xin cấp giấy phép tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ, bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao CCCD, các giấy tờ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh.
Sau khi đáp ứng điều kiện bạn sẽ được cấp giấy phép.
Thời hạn sử dụng:
- Giấy phép kinh doanh thường có thời hạn nhất định, từ 1-5 năm.
- Khi hết hạn, chủ hộ cần gia hạn giấy phép để tiếp tục hoạt động kinh doanh hợp pháp.
Như vậy, hộ kinh doanh cá thể chỉ cần giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh trong những lĩnh vực đặc thù phải có giấy phép riêng.
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh nhanh chóng, kịp thời cho hộ linh doanh để kịp tiến độ. Dịch vụ hỗ trợ Anh/Chị vui lòng liên hệ hotline hoặc Nhắn tin cho chúng tôi.
Call: 0932 616 085 – 0907 958 205 (Thuận Việt)
Zalo: 0932 616 085 (Zalo doanh nghiệp)