Giấy phép kinh doanh là điều kiện bắt buộc khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh một ngành nghề trong một lĩnh vực nào đó. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp mẫu giấy phép kinh doanh khi doanh nghiệp đã có đủ điều kiện hoạt động.
Tùy thuộc vào loại hình công ty đăng ký mà doanh nghiệp sẽ nhận được các mẫu giấy phép kinh doanh khác nhau. Cũng Thuận Việt tìm hiểu rõ hơn để phân biệt được các mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhé!
I. Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là loại văn bản chính thức do cơ quan có thẩm quyền cấp. Mẫu giấy phép kinh doanh này để xác nhận rằng doanh nghiệp đã đáp ứng đủ các điều kiện và yêu cầu pháp lý để được phép hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực cụ thể và tại địa phương đăng ký. Giấy phép kinh doanh (GPKD) cũng là thuật ngữ thông dụng được mọi người sử dụng nhắc tới điều kiện để được phép kinh doanh. Nhưng tên gọi này không thể hiện được chính xác giấy tờ liên quan.
Trong thành lập doanh nghiệp mới, có 02 loại giấy tờ mà mọi người cần lưu ý đăng ký:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Loại giấy này là điều kiện bắt buộc để 1 doanh nghiệp đi vào hoạt động kinh doanh
+ Giấy phép con ( hay còn gọi là giấy phép kinh doanh). Loại giấy này sẽ được cáp cho doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện và được cấp sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tóm lại, cá nhân/doanh nghiệp cần hiểu như sau: Giấy phép kinh doanh được hiểu là loại giấy tờ pháp lý cho phép cá nhân hoặc tổ chức đó hoạt động kinh doanh hợp pháp với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Còn giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được sẽ không được coi là giấy phép kinh doanh. Hai loại giấy tờ này đều có giá trị nhất định đối với doanh nghiệp. Nó không chỉ là một thủ tục hành chính, mà còn là một bảo chứng về tính hợp pháp và uy tín của doanh nghiệp.
1.1 Vai trò của mẫu giấy phép kinh doanh này
Giấy phép kinh doanh không chỉ là một yêu cầu pháp lý, là điều kiện để kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Bên cạnh đó, nó còn là một công cụ quan trọng để hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh. Có giấy phép kinh doanh thì sẽ xác nhận rằng doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép để hoạt động hợp pháp.
Bên cạnh đó, còn tăng được sự uy tín và tin tưởng của khách hàng. Tạo dựng được niềm tin và sự tin tưởng của khách hàng, đối tác và cơ quan quản lý khác. Việc có giấy phép cũng bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
1.2 Thông tin cần có trong mẫu giấy phép kinh doanh
Một giấy phép đúng cần có một số thông tin cơ bản như sau:
Thông tin về doanh nghiệp:
- Tên doanh nghiệp
- Địa chỉ trụ sở chính
- Mã số doanh nghiệp (mã số thuế)
- Người đại diện theo pháp luật
Thông tin về giấy phép:
- Tên giấy phép (ví dụ: “Giấy phép kinh doanh”)
- Số giấy phép
- Ngày cấp giấy phép
- Cơ quan cấp giấy phép
Phạm vi hoạt động kinh doanh:
- Lĩnh vực/ngành nghề kinh doanh được phép
- Địa bàn hoạt động kinh doanh (ví dụ: cấp tỉnh, thành phố)
Thời hạn hiệu lực:
- Ngày bắt đầu có hiệu lực
- Ngày hết hạn
Các điều kiện, yêu cầu kèm theo:
- Các điều kiện, yêu cầu mà doanh nghiệp phải tuân thủ khi hoạt động kinh doanh
- Các quy định về báo cáo, kiểm tra, thanh tra
Chữ ký, đóng dấu của cơ quan cấp phép:
- Xác nhận tính hợp pháp và chính thức của giấy phép
II. Câu hỏi về giấy phép kinh doanh được quan tâm
2.1 Tra cứu mẫu giấy chứng nhận kinh doanh của doanh nghiệp
B1: Để tra cứu thông tin đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có thể truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo đường link sau:
https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
B2: Chỉ cần nhập MST của doanh nghiệp thông tin đăng ký sẽ được hiển thị.
2.2 Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy phép kinh doanh là hai loại giấy tờ khác nhau. Vậy chúng khác nhau ở những điểm nào?
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Là giấy tờ chứng nhận doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh hợp pháp.
- Cấp bởi Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp được phép hoạt động kinh doanh.
Giấy phép kinh doanh
- Là giấy tờ cấp phép cho doanh nghiệp được kinh doanh trong một lĩnh vực, ngành nghề cụ thể.
- Cấp bởi các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo từng lĩnh vực, ngành nghề.
- Doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh khi có đủ các giấy phép liên quan.
Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải là giấy phép kinh doanh, mà chỉ là giấy tờ chứng nhận doanh nghiệp đã đăng ký hợp pháp. Doanh nghiệp vẫn cần phải có các giấy phép kinh doanh liên quan để được phép hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh cụ thể.
>>> Cụ thể tại Điều 6 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng đã nhắc tới loại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải là GPKD.
2.3 Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh là ai?
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là:
- Có thẩm quyền cấp giấy phép: là Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp chọn đặt làm trụ sở chính
- Nơi nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính của công ty.
Doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh sau khi hoàn thành các thủ tục đăng ký kinh doanh tại các cơ quan có thẩm quyền này.
2.4 Điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh
Để được cấp Giấy phép thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hợp lệ: Doanh nghiệp phải đã hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định: Doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về vốn, cơ sở vật chất, nhân sự, trình độ chuyên môn, v.v. theo quy định của từng ngành nghề kinh doanh.
- Nộp đầy đủ hồ sơ, lệ phí cấp phép: Doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu và nộp lệ phí cấp phép theo quy định.
- Đáp ứng các điều kiện về an toàn, vệ sinh môi trường: Doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo quy định.
Các điều kiện cụ thể sẽ khác nhau tùy theo từng ngành nghề kinh doanh. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật liên quan để đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết.
Xem thêm: 6 Điểu kiện thành lập doanh nghiệp
2.5 Thời hạn, hiệu lực mẫu giấy phép kinh doanh/ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là bao lâu?
Theo Luật Doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không có thời hạn hiệu lực cụ thể. Giấy chứng nhận này có giá trị pháp lý vĩnh viễn, trừ khi doanh nghiệp bị thu hồi hoặc chấm dứt hoạt động.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, doanh nghiệp cần phải thực hiện các thủ tục sửa đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ví dụ như:
- Thay đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, chủ sở hữu, thành viên, cổ đông…
- Gia hạn hoạt động của doanh nghiệp khi hết thời hạn hoạt động ghi trên Giấy chứng nhận.
Trong các trường hợp này, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
III. Chi tiết các mẫu giấy phép kinh doanh
Các mẫu giấy chứng nhận ĐKDN hiện được đính kèm tại Phụ lục IV của Thông tư số 01/2021/TT-BKHDT.
3.1 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân
Theo phụ lục IV-1 (ban hành kèm theo thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư) mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân được quy định như sau:
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Mã số doanh nghiệp:…………………. 1.Tên doanh nghiệp 2. Địa chỉ trụ sở chính: 3. Chủ doanh nghiệp
|
Xem thêm: Dịch vụ hỗ trợ thành lập công ty, doanh nghiệp/ hộ linh doanh tại Thuận Việt
3.2 Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
3.3 Mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên
Được thể hiện tại phụ lục IV-2 (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư)
1. Tên công ty
|
3.4 Mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên
Được thể hiện tại Phụ lục IV-3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN 1. Tên công ty Tên công ty viết bằng tiếng việt(ghi bằng chữ in hoa):…..
|
3.5 Mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần
Hy vọng, với những thông tin liên quan đến mẫu giấy phép kinh doanh mà Thuận Việt cung cấp sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích. Nếu còn thắc mắc nào cần giải đáp bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua Zalo hoặc Facebook. Hoặc để lại bình luận câu hỏi của mình ở phần bên dưới. Nhân viên tại Thuận Việt sẽ hỗ trợ giúp đỡ bạn.