Kế toán là một trong những bộ phận quan trọng hàng đầu của công ty. Đối với các công ty xây dựng thì kế toán xây dựng có những đặc thù riêng cần có những lưu ý nhất định. Hãy cùng Thuận Việt tìm hiểu các thông tin về kế toán xây dựng qua bài viết sau đây nhé!
1. Đặc điểm kế toán xây dựng
Kế toán cho công ty xây dựng cơ bản, sẽ có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, dự án xây dựng phù thuộc vào nhiều yếu tố và giá xây dựng ở mỗi nơi là khác nhau. Nên cần xác định đúng giá hợp lý cho từng công trình ở các nơi khác nhau. Đồng thời, kế toán cũng phải căn cứ vào dự toán để xác định tiêu hao ngày công, vật tư,…
Thứ hai, kế toán công ty xây dựng sẽ bóc tách các chi phí để hạch toán. Hành động này để kế toán có thể hiểu rõ được những chi phí trong dự toán. Giúp cho việc hạch toán được chính xác.
Thứ ba, sự khác biệt giữa kế toán Cty xây dựng với kế toán thương mại đó là mỗi dự án công trình sẽ được tổng hợp chi phí riêng. Giá trị của công trình nào thì kế toán xây dựng sẽ có trách nhiệm tổng hợp và hạch toán vào dự án công trình đó.
Thứ tư, các công trình xây dựng thường có thời gian rất lâu và sẽ kéo. Điều này đòi hỏi kế toán cần phải theo dõi thật kỹ các chi phí đối với từng công trình để tránh các trường hợp xảy ra sai sót.
Thứ năm, đối với công ty xây dựng thì giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được xuất ra phải phù hợp với định mức theo dự toán.
Thứ sáu, kế toán công ty xây dựng phải có trách nhiệm lập biên bản nghiệm thu từng hạng mục. Hoặc toàn bộ công trình khi hoàn thiện quá trình xây dựng để lập báo cáo.
2. Nghiệp vụ kế toán xây dựng
- Chuẩn bị và lưu trữ thông tin. Bao gồm các loại hợp đồng thuê nhân công, hợp đồng thi công, hợp đồng giao khoán, chứng từ, biên bản nghiệm thu,…
- Kiểm tra, xử lý, phân bổ các chi phí
- Rà soát lại tất cả chứng từ của công ty và hạch toán thuế tạm tính
- Lập các báo cáo công nợ, kho theo từng dự án của công trình, các báo cáo giá thành, so với chi phí thực tế
- Theo dõi chi phí công trình, công nợ và thanh toán từ chủ đầu tư
3. Khoản thuế phải nộp khi làm kế toán công ty xây dựng
Kế toán công ty xây dựng thường phải nộp nhiều loại thuế khác nhau. Chẳng hạn như là: thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường,…
Các loại thuế cho BHXH: Thuế BHYT, BHXH, BHTN cho những người lao động làm việc tại các công ty xây dựng.
4. Những lưu ý của kế toán xây dựng cần phải biết
Thứ nhất, đặc thù riêng của kế toán công ty xây dựng. Không chỉ riêng kế toán cho công ty xây dựng là cần phải cập nhật thường xuyên các văn bản pháp luật.
Thứ hai, cần phải có kỹ năng đọc và phân tích hợp đồng một cách chặt chẽ. Bởi vì, kế toán xây dựng cần phải tiếp xúc nhiều với hợp đồng trong quá trình làm việc. Nên việc xem xét kỹ các điều khoản hợp đồng là cần thiết. Đặc biệt, đối với các điều khoản liên quan đến thanh toán.
Thứ ba, cần phải có khả năng kiểm tra và rà soát các báo cáo, sổ sách của công ty để giảm thiểu mức độ sai sót ở mức thấp nhất.
Thứ tư, kế toán công ty xây dựng phải hiểu các quy định thuế để thực hiện việc tính toán các khoản thuế và nộp thuế theo đúng quy định pháp luật.
Thứ năm, kế toán cần nắm rõ các kiến thức liên quan trong lĩnh vực xây dựng và các ngành liên quan
Thứ sáu, nắm rõ các phương pháp, bóc tách các khoản chi phí dự toán. Các khoản chi phí này gồm chi phí NVL trực tiếp, nhân công, CCDC, khấu hao TSCĐ.
Thứ bảy, khi lập bảng lương đối với ngành xây dựng, kế toán cần lập riêng bảng lương đối với mỗi công trình.
Xem thêm: Khóa học “Kế toán xây dựng, xây lắp” tại Thuận Việt
5. Hỏi đáp về kế toán xây dựng
5.1 Chi phí chung trong xây dựng là gì?
Chi phí chung được hiểu là những chi phí gián tiếp của dự toán chi phí xây dựng. Bao gồm: chi phí quản lý chung của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường xây dựng và chi phí bảo hiểm cho người lao động trực tiếp do người sử dụng lao động phải nộp.
5.2 Thời gian làm lương căn cứ trên thời gian thực tế hay thời gian trên hợp đồng?
Theo quy định thì thời gian làm việc được tính dựa trên thời gian làm việc thực tế. Thời gian này được ghi nhận trong hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động
5.3 Nếu kế toán xây dựng không kiểm tra hóa đơn thì hậu quả gì sẽ xảy ra?
Khi nhận hóa đơn từ đối tác, kế toán cần phải kiểm tra thông tin của hóa đơn. VD như: Thông tin người bán, MST, thông tin giao dịch,… Đối chiếu xem có đúng với thực tế hay không? Nếu kế toán không kiểm tra cẩn thận, sử dụng hóa đơn không hợp lệ. Điều này có thể gây ra vấn đề liên quan khác trong quyết toán thuế.
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin có liên quan đến kế toán xây dựng. Nếu cần tư vấn các dịch vụ kế toán, BHXH, khóa học kế toán cho công ty xây dựng cơ bản,…. Quý khách có thể liên lạc đến số điện thoại 0907 958 205 (Ms.Bình) hoặc 0392616085 (Zalo: Thuận Việt) để được hỗ trợ một cách tận tâm nhất!
————————————————
KẾ TOÁN THUẾ THUẬN VIỆT:
Web: hocketoanthuchanh.com – ketoanthuanviet.com
Hotline: 0392 616 085 – 0907 958 205
Email: [email protected]
Địa chỉ: VP 03.04, Tòa nhà ST Moritz, Số 1014 Phạm Văn Đồng, P. Hiệp Bình Chánh , Thủ Đức, HCM