MẸO HỌC ĐỊNH KHOẢN KHÔNG PHẢI AI CŨNG CHỈ CHO BẠN BIẾT
I. TÀI KHOẢN CẦN PHẢI NHỚ
Chi tiết hơn các bạn cần phải nhớ:
- TK đầu 1: Từ 111 – 171 Là loại TK Tài sản ngắn hạn
- TK đầu 2: Từ 211 – 244 Là loại TK Tài sản dài hạn
- TK đầu 3: Từ 331 – 357 Là loại TK Nợ phải trả
- TK đầu 4: Từ 411 – 421 Là loại TK Nguồn vốn chủ sở hữu
- TK đầu 5: Từ 511 – 521 Là loại TK Doanh thu
- TK đầu 6: Từ 611 – 642 Là loại TK Chi phí sản xuất, kinh doanh
- TK đầu 7: 711 Là TK Thu nhập khác
- TK đầu 8: Từ 811 – 821 Là loại TK Chi phí khác
- TK đầu 9: 911 Là TK xác định kết quả kinh doanh (Tập hợp CP và DT)
II. CÁCH ĐỊNH KHOẢN & CHÚ Ý
a) Tải khoản cần lưu ý:
Tuy có nhiều tài khoản như vậy nhưng các bạn chỉ cần chú ý 5 loại TK như sau:
- Tài khoản Tài sản gồm: TK đầu 1 + 2
- Tài khoản Nguồn vốn gồm: TK đầu 3 + 4
- Tài khoản Doanh thu gồm: TK đầu 5 + 7
- Tài khoản Chi Phí gồm: TK đầu 6 + 8
- Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: TK 911
Chú ý:
- TK đầu 5 + 7 mang tính chất NGUỒN VỐN
- TK đầu 6 + 8 mang tính chất TÀI SẢN
Kết luận:
- Tài khoản Tài sản gồm: Tài khoản đầu 1 + 2 + 6 + 8
- Tài khoản Nguồn Vốn gồm: Tài khoản đầu 3 + 4 + 5 + 7
- Tài khoản Xác định kết quả kinh doanh: Tài khoản 911
b) Cách định khoản tài khoản kế toán khi có phát sinh
* Những loại tài khoản Tài sản gồm: 1, 2, 6, 8
Khi phát sinh tăng: Ghi bên Nợ
Khi phát sinh giảm: Ghi bên Có
VD: Xuất tiền mặt 10.000.000đ đi mua hàng hóa.
Định khoản: Nợ TK 156: 10.000.000đ
Có TK 111: 10.000.000đ
* Những loại tài khoản Nguồn vốn gồm: (3,4,5,7):
Khi phát sinh tăng: Ghi bên Có
Khi phát sinh giảm: Ghi bên Nợ
VD: Vay tiền 20.000.000đ trả cho người bán.
Định khoản: Nợ TK 331: 20.000.000đ
Có TK 311: 20.000.000đ
* Tài khoản 911 là tài khoản tập hợp chi phí và doanh thu (xác định kết quả kinh doanh)
>> Xem thêm: Cách sắp xếp, lưu trữ chứng từ kế toán khoa học
c) Mẹo học định khoản – Kèm thực hành thật nhiều
Thực tế cho thấy rằng, chỉ có việc bạn thực hành và làm càng nhiều bài tập thì nghiệp vụ của bạn sẽ thành thạo rất nhanh và nhớ được lâu hơn.
+ Bạn phải chịu khó làm bài tập thật nhiều về nguyên lý kế toán. Làm càng nhiều sẽ càng tốt, tới một thời gian nào bạn sẽ ghi nhớ nó đó loại tài khoản nào và cách định khoản của nó. Giúp bạn nhớ lâu, thuận thục các thao tác, nhạy bén hơn khi xử lý công việc thức tế.
+ Rèn luyện được tính cẩn thận trong kế toán: Ngành kế toán có đặc thù là không cần đòi hỏi sự sáng tạo quá nhiều. Nhưng tính cẩn thận, tỉ mỉ là điều nhất định phải có của kế toán. Vì vậy, viêc rèn luyện ngay từ ban đầu là điều cần thiết để thích nghi. Sự cẩn thận và kiên trì sẽ giúp bạn học nghiệp vụ kế toán bớt áp lực hơn. Vì, tỏng quá trình làm bớt sai sót thì các công việc về sau cũng sẽ dễ dàng hơn, bớt nản chí và tiết kiệm thời gian hơn.
d) Thực hành trên chứng từ thực tế của Doanh nghiệp:
– Nếu bạn có một nền tảng kiến thức ổn, thì bạn có thể tự thực hành trên bộ chứng từ thực tế của doanh nghiệp. Nếu chưa thực sự tự tin thì, hãy thử đăng ký học một khóa đào tạo thực tế kế toán tại Thuận Việt.
– Ngoài những kiến thực có được từ sách vở. Bạn cũng cần liên hệ với thực tế.
– Học thêm một vài kỹ năng mềm, biết thêm chút ngoại ngữ là một lợi thế.
– Thành tạo tin học văn phòng đối với kế toán là điều vô cùng cần thiết.
– Thành thạo ít nhất 1 Phần mềm kế toán (Misa, Fast)
Bạn có thể dành chút thời gian của mình tham khảo thử các chương trình học cho kế toán của Thuận Việt như:
e) Đọc thêm các văn bản pháp luật hiện hành
Tại sao bạn cần đọc thêm các văn bản pháp luật? Thực tế, hệ thông pháp luật tại Việt Nam liên tục thay đổi, cập nhật và bổ sung. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu và đọc thêm để áp dụng vào công việc kế toán. Một số văn bản bạn có thể đọc như:
– Văn bản liên quan đến kế toán
– Các văn bản liên quan đến thuế
– Văn bản liên quan đến bảo hiểm, người lao động
– Các văn bản liên quan đến ngành nghề kinh doanh các bạn đang làm.
f) Luôn có một thái độ làm việc nghiêm túc, cầu tiến
Thực tế cho thấy thái độ làm việc và ứng xử trong công việc liên quan mật thiết đến thành công của các bạn.
g) Học hỏi từ nhiều nguồn, nhiều ngành nghề
h) Tìm được một người hướng dẫn
Ngoài việc học thầy, chúng ta còn có thể học từ bạn bè người thân cùng lĩnh vực. Đừng nghĩ mình làm kế toán chỉ cần hiểu biết về kế toán. Hiểu thêm một chút về các công việc liên quan, thuế, quản trị, báo cáo tài chính sẽ giúp bạn dễ dàng thăng tiến.
Hy vọng với những mẹo học định khoản trên đây, sẽ là những bước đệm vững chắc trong công việc của bạn sau này.