Cách thực hiện hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho thực hiện như thế nào? Đối tượng và thời gian áp dụng quỹ trích lập dự phòng. Điều này có thật sự quan trọng trong việc quản lý hàng tồn và duy trì sự cân bằng trong nguồn cung cấp tại doanh nghiệp hiện nay. Thuận Việt sẽ hướng dẫn bạn các vấn đề được nêu ngay bên dưới đây.
I. Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì?
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là một khoản dự phòng được tạo ra để phản ánh việc giảm giá của hàng tồn kho trong tương lai. Điều này thường được áp dụng khi có những dấu hiệu cho thấy giá trị hàng tồn kho có thể giảm trong tương lai, và doanh nghiệp muốn dự trữ một phần tài sản để chuẩn bị cho tình hình tiềm ẩn đó. Việc tạo dự phòng giảm giá hàng tồn kho giúp cân đối báo cáo tài chính và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.
Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho là quá trình ghi nhận việc giảm giá của hàng tồn kho trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Điều này thường xảy ra khi giá vốn của hàng tồn kho giảm, do thị trường hoặc các yếu tố khác. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh giá trị hàng tồn kho để phản ánh đúng tình hình kinh doanh.
II. Tại sao cần trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Để hiểu được vấn đề này. Bạn phải nắm rõ vấn đề hàng tồn kho được xác định như thế nào?
Cách xác định theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, như sau: Hàng tồn kho sẽ được tính theo giá gốc. Trong đó: bao gồm cả giá mua và các loại chi phí phát sinh khác. Từ đó, có được lượng hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Trong thực tế chúng ta có thể thấy trong quá trình sử dụng hoặc lưu kho. Bạn sẽ gặp các vấn đề khác dẫn tới giá trị của hàng tồn kho chưa chắc còn giữ nguyên như giá trị gốc ban đầu. Ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân như: Sự lỗi thời, cung vượt cầu, hàng hóa bị lỗi, sự biến động về giá trên thị trường,…
III. Điều cần chú ý khi thực hiện trích lập giảm giá hàng tồn kho
a) Thời gian thực hiện nghiệp vụ
- Thời điểm tốt nhất để thực hiện nghiệp vụ giảm giá hàng tồn kho là thời điểm ngay sau khi hoàn thành BCTC năm. Số liệu sẽ được tính dựa trên các phần thu thập được cơ sơ dữ liệu. Phần này giúp chứng minh hàng tồn kho có giá trị thuần cao hơn thực hiện của hang tồn kho.
- Khi trích lập dự phòng phải lập khi có những bằng chứng đáng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần và có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho.
b) Nguyên tắc trích lập và cách xử lý hang tồn kho khi trích lập
Thực hiện hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo:
– Tài khoản 229: Là dự phòng tổn thất tài sản căn cứ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133.
– Tài khoản 2294: Là dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Tài khoản này sẽ phản ánh tình hình thực hiện trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Theo đó kế toán sẽ xử lý theo cá trường hợp sau :
Căn cứ vào các quy định tại các khoản 1 và khoản 2 được nêu tại điều 4 thông tư 48/2019/TT-BTC về việc doanh nghiệp doanh nghiệp trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
a) Nếu các khoản trích lập dự phòng phải lập bằng với số dư của khoản dự phòng khấu hao hàng tồn kho được nêu trong báo cáo của năm trước và được ghi vào sổ sách của công ty. Thì DN không được thực hiện việc ghi giảm hàng tồn kho.
b) Nếu các khoản trích lập dự phòng phải lập lớn hơn so với số dư của khoản dự phòng khấu hao hàng tồn kho trong báo cáo được ghi của năm trước vào sổ sách của công ty. Thì doanh nghiệp được trích thêm vào phần chênh lệch của giá vốn hàng bán trong kỳ đó.
c) Nếu khoản trích lập dự phòng phải lập thấp hơn so với số dư của khoản dự phòng khấu hao hàng tồn kho được ghi vào sổ sách báo cáo của công ty. Thì doanh nghiệp sẽ được hoàn lại phần chênh lệch và ghi nhận giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.
d) Mức dự phòng trích lập khấu hao hàng tồn kho sẽ được tính cho từng mặt hàng tồn kho khác nhau. Sau đó, sẽ được giảm giá và tổng hợp thành bảng kê chi tiết. Đây là căn cứ để kế toán hạch toán và ghi vào giá vốn hàng bán. (Giá vốn sẽ là của tất cả các sản phẩm, hàng hóa đã bán trong kỳ).
c) Đối tượng được áp dụng
Đối tượng cần trích lập sẽ bao gồm: Nguyên vật liệu, công dụng cụ, hàng hóa, hàng gửi đi bán, hàng mua đang trên đường đi, hàng hóa kho bảo thuế và hàng thành phẩm mà giá gốc trong sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện (gọi tắt là hàng tồn kho) đảm bảo điều kiện:
Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp và theo đúng quy định của bộ tài chính hay phần bằng chứng khác giúp chứng minh được giá vốn hàng tồn kho.
Hàng tồn kho là thuộc quyền sở hữu của DN ngay tại thời điểm lập BCTC năm.
d) Mức trích lập cho khoản dự phòng này
Chúng ta sẽ có công thức để ra được phần trích lập, được áp dụng theo:
Công thức tính:
Mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho = Lượng hàng tồn kho thực tế cung cấp tại thời điểm lập báo cáo x (Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán – Giá trị thuần có thể thực hiện).
Trong đó có:
Giá gốc hàng tồn sẽ được xác định theo quy tắc của Chuẩn mực kế toán mẫu theo mẫu số 02 hàng tồn kho. Được ban hành kèm theo Quyết định tại số 149/2001/QĐ-BTC và phần văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế kèm theo (nếu có).
Công thức tính:
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho = Giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ tại thời điểm lập BCTC năm – Chi phí ước tính để thực hiện hoàn thành sản phẩm đến lúc tiêu thụ chúng.
IV. Thực hiện hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Để thực hiện hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Kế toán cần lưu ý thực hiện theo các tinh huống hay gặp phải như sau:
a) Trường hợp 1: Khi lập BCTC, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập trong kỳ này lớn hơn phần đã trích lập từ các kỳ trước đó.
Kế toán thực hiện trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 632 – Là giá vốn hàng bán
Có TK 229 – Là dự phòng tổn thất tài sản (2294).
b) Trường hợp 2: Khi lập BCTC, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số trích lập từ kỳ trước đó.
Kế toán thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch:
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
c) Trường hợp 3: Hạch toán giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư trong trường hợp hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng và không còn giá trị sử dụng:
Nợ TK 229 – Là dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (trường hợp nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)
Có các TK 152, 153, 155, 156.
d) Trường hợp 4: Xử lý trước khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển sang công ty cổ phần. Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được xác định ngay sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn nhà nước.
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Ngoài thông tin về hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Bạn cũng có thể tham khảo thêm: Hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá nào; Trích lập quỹ dự phòng tiền lương như thế nào, Kê khai thuế TNDN từ chuyển nhượng BĐS,….Nếu bạn còn ý kiến nào hay hơn thì hãy để lại bình luận bên dưới để cùng nhau trao đổi nhé.