Chi phí lãi vay là một trong những thành phần quan trọng trong báo cáo cáo tài chính của công ty. Vậy chi phí lãi vay có đặc điểm như thế nào? Công thức tính ra sao. Hãy cùng Thuận Việt tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây nhé!
I. Chi phí lãi vay là gì?
Được hiểu là khoản chi phí mà công ty phải có nghĩa vụ trả cho các khoản vay mượn để phục vụ cho quá trình kinh doanh của công ty. Theo một cách khác, chi phí lãi vay là tổng số tiền mà công ty dùng để trả lãi cho các khoản vay của mình (trường hợp vay để mua thiết bị cho công ty, vay để thanh toán hóa đơn,…)
II. Đặc điểm & Quy định về chi phí lãi vay
2.1 Đặc điểm
- Thứ nhất, chi phí này sẽ được ghi nhận vào chi phí sản xuất
- Thứ hai, chi phí lãi vay liên quan đến trực tiếp sản xuất dở dang hay đầu tư xây dựng sẽ được tính vào giá trị của tài sản đó khi đáp ứng đủ điều kiện.
- Thứ ba, được vốn hóa khi công ty chắc chắn rằng sẽ thu được lợi ích về kinh tế sau này
- Thứ tư, nó bị phụ thuộc vào mức lãi suất chung của thị trường. Lãi vay sẽ tăng lên cao hơn với mức thông thường trong thời kỳ lạm phát do công ty có thể phải gánh nợ với mức lãi suất cao.
2.2 Quy định về chi phí lãi vay
Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với công ty tư nhân sẽ là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn được thể hiện trong điều lệ của công ty kể cả trường hợp công ty đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.
III. Công thức tính chi phí lãi vay chuẩn
Đối với lãi vay ngân hàng:
Lãi cần phải trả = (Dư nợ hiện tại * Lãi suất vay * Số ngày thực tế duy trì nợ)/ 365
Đối với cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác
Lãi cần trả = Lãi (tháng) + Lãi (lẻ ngày)
Lãi (tháng) = (Dư nợ vay hiện tại * Lãi suất vay (năm) * Số ngày thực tế duy trì nợ)/365
Lãi (ngày) = (Dư nợ vay hiện tại * Lãi suất vay (năm) * Số ngày thực tế duy trì nợ lẻ ngày)/365
IV. Hạch toán chi phí lãi vay
4.1 Cách hạch toán chi phí không hợp lý
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Có TK 111 – Tiền mặt, TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Cuối kỳ kết chuyển, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 811 – Chi phí khác
4.2 Cách hạch toán chi phí hợp lý
TH1: Chi phí lãi vay theo định kỳ
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 111 – Tiền mặt, TK 112 – Tài khoản ngân hàng
Nếu có phát sinh các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến vay thì ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 111, 112,…
TH2: Nếu trả lãi vay trước cho nhiều kỳ
– Khi trả lãi xác định như sau:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC)
Có TK 111, 112
– Khi phân bổ dần lãi vay vào chi phí, hạch toán:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 242 – Chi phí trả trước
TH 3: trả lãi vay sau khi kết thúc hợp đồng
– Định kỳ trích trước lãi vay vào chi phí, xác định:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 335 – Phi phí phải trả
– Trả lãi vay khi kết thúc hợp đồng vay, xác định:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 111, 112
TH4: Có thuê tài sản tài chính, thì lãi thuê tài sản tài chính là:
– Khi nhận được hóa đơn thanh toán tiền thuê tài sản tài chính ⇒ Doanh nghiệp trả tiền ngay, hạch toán chi phí lãi như sau:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 111 – Tiền mặt, TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
– Khi nhận được hóa đơn thanh toán tiền thuê tài sản tài chính, nhưng doanh nghiệp chưa có tiền trả, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả
TH5: Nếu công ty trả lãi trả chậm theo phương thức trả chậm, trả góp
– Lãi phải trả cho bên bán khi mua tài sản ghi:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
Có TK 111, 112
– Định kỳ phân bổ dần lãi trả chậm vào chi phí, xác định như sau:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 242 – Chi phí trả trước
V. Điều mà doanh nghiệp quan tâm về lãi vay
5.1 Chi phí lãi vay tác động đến kết quả kinh doanh như thế nào?
Lãi vay có thể được xem là khoản chi phí kinh doanh. Do đó loại chi phí này sẽ làm giảm lợi nhuận công ty. Cụ thể, khi lãi vay tăng lên thì lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sẽ giảm xuống.
5.2 Lãi vay theo định kỳ được hạch toán như thế nào?
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 111 – Tiền mặt, TK 112 – Tài khoản ngân hàng
Trên đây là một số thông tin về chi phí lãi vay mà công ty cần nắm, để biết cách thực hiện hạch toán theo từng trường hợp cụ thể:
Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu tham khảo thêm các dịch vụ tư khác. Xin vui lòng liên hệ hotline hoặc các kênh thông tin khác như Fb hoặc Zalo, để được hỗ trợ nhanh chóng nhất:
SDT: 0392 616 085 (Zalo Thuận Việt ) – 0907.958.205 (Ms Bình).
Hoặc liên hệ trực tiếp tại: VP 3.04, Lầu 3 Tòa Nhà STMOZIT, 1014 Phạm Văn Đồng, P. Hiệp Bình Chánh , TP.Thủ Đức
Fanpage: KẾ TOÁN THỰC HÀNH THUẬN VIỆT