7 Mẹo học nguyên lý kế toán cho khối sinh viên chuyên ngành kế toán. Môn nguyên lý kế toán sẽ không quá xa lạ với các bạn yêu thích ngành kế toán. Đây còn được xem là môn vỡ lòng và bắt buộc phải học đầu tiên. Do vậy, bạn phải học thuộc và nắm chắc kiến thức này để làm tiền đề cho các môn học căn bản khác về sau.
Vậy làm sao để học nguyên lý kế toán tốt ngay từ ban đầu? Cùng Kế toán Thuận Việt tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Nguyên lý kế toán là gì?
Nguyên lý kế toán được hiểu là các quy tắc, nguyên tắc căn bản được áp dụng trong lĩnh vực kế toán. Để đảm bảo tính chính xác, đáng tin cậy và công bằng của thông tin tài chính. Đó cũng là quy trình hệ thống mà các nguyên lý kế toán cung cấp khung pháp lý và hướng dẫn cho việc ghi nhận, phân loại, đánh giá và báo cáo thông tin tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp.
Một số nguyên lý kế toán quan trọng bao gồm nguyên tắc ghi nhận, nguyên tắc thống nhất, nguyên tắc chi phí gốc, nguyên tắc thời gian và nguyên tắc thực hiện mục tiêu kế toán. Các nguyên lý này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch, khách quan và đáng tin cậy của thông tin tài chính.
7 Mẹo học nguyên lý kế toán thật hiệu quả
Học thuộc lòng bảng hệ thống kế toán
Để có thể áp dụng vào bài tập thì việc đầu tiên và quan trọng bạn phải làm là nắm vững các khái niệm cơ bản trong bảng hệ thống kế toán. Mẹo nhỏ Thuận Việt muốn gợi ý cho bạn là hãy đọc nhẩm lên các đầu tài khoản cùng với các đặc trưng riêng của chúng để ghi nhớ lâu hơn đó nhé.
STT | Ký hiệu tài khoản | Thứ tự | Ghi chú |
1 | Tài khoản đầu 0 | 001-007 | Tài khoản ngoài bảng |
2 | Tài khoản đầu 1 | 111-171 | Tài sản ngắn hạn |
3 | Tài khoản đầu 2 | 211-244 | Tài sản dài hạn |
4 | Tài khoản đầu 3 | 311-356 | Tài khoản nợ phải trả |
5 | Tài khoản đầu 4 | 411-421 | Nguồn vốn chủ sở hữu |
6 | Tài khoản đầu 5 | 511-521 | Doanh thu |
7 | Tài khoản đầu 6 | 611-642 | Chi phí sản xuất, kinh doanh |
8 | Tài khoản đầu 7 | 711 | Thu nhập khác |
9 | Tài khoản đầu 8 | 811-821 | Chi phí khác |
10 | Tài khoản đầu 9 | 911 | Xác định kết quả kinh doanh |
Đặc biệt, các bạn nên chú trọng vào các đầu tài khoản (5 và 7) mang tính chất Nguồn Vốn; tài khoản (6 và 8) mang tính chất Tài Sản, sẽ bao gồm:
Tài khoản tài sản đầu là 1 và 2: Phát sinh tăng thì ghi “Nợ”, Phát sinh giảm thì ghi “Có”
Tài khoản nguồn vốn bắt đầu là 3 và 4: Phát sinh giảm thì ghi “Nợ”, Phát sinh tăng thì ghi “Có”
Tài khoản doanh thu có đầu là 5 và 7: Phát sinh giảm ghi “Nợ”, Phát sinh tăng ghi “Có”
Tài khoản chi phí có đầu là 6 và 8: Phát sinh tăng ghi “Nợ”, Phát sinh giảm ghi “Có”
VD : Ví dụ: Xuất từ tiền mặt 457,894,000đ mua hàng
Định khoản:
Nợ TK 156: 457,894,000đ
Có TK 111: 457,894,000đ
Học thuộc lòng Hệ thống tài khoản kế toán – điều không thể thiếu
Nhiều người khi học sẽ có tư tưởng rất nhanh nản, mà bỏ qua bước học thuộc bảng nguyên lý, nên mọi người thường có xu hướng “ không học thuộc, khi nào cần thì mở bảng ra xem lại, bỏ qua bước học thuộc”.
Về sau bạn có thể thấy được việc làm này của mình tưởng chừng sẽ nhanh, nhưng nó lại mất khá nhiều thời. Ngoài ra nó còn khiến bạn mất tập trung trong công việc, thiếu đi tính chuyên nghiệp và tin cậy từ bạn bè hay đồng nghiệp.
Để học thuộc bảng nguyên lý trong ngày 1 ngày 2 là hoàn toàn có thể khi các bạn áp dụng các mẹo học nguyên lý kế toán sau đây:
– Bạn nên học cấu trúc các tài khoản.
Ví dụ: Có mấy bao nhiêu loại tài khoản, loại 1, loại 2 là gì?,…
– Học các tài khoản chính ở từng loại.
– Xem kỹ và ghi nhớ nội dung từng tài khoản. Nếu có thể thì nên tham chiếu ngay khi gặp các tài khoản nào chưa nhớ rõ. Hay tự ra các trường hợp để ghi nhớ lâu hơn như: Khi nào nên áp dụng cái này, trường hợp nào thì hạch toán vào tài khoản kia,…
Thuận Việt chỉ bạn cách để nhớ nhanh tài khoản cũng được áp dụng khá hay, như là “Học theo từng đôi”.
VD: Phải thu 131, 136, 138; phải trả 331, 336, 338. Các khoản dự phòng được kết thúc bởi con số 9: 129, 139, 159, 229…
Luôn nhớ học mỗi ngày sẽ giúp bạn ghi nhớ lâu hơn.
Bạn có đang gặp khó khăn khi học nguyên lý kế toán? Muốn có người hướng dẫn nhưng rất ngại việc hỏi bạn bè hoặc giáo viên. Ngay khi còn là sinh viên năm nhất, năm hai bạn muốn đầu tư kiến thức, kinh nghiệm làm việc. Thuận Việt hiện đang cung cấp các khóa học kế toán thực hành phù hợp cho bạn. Đi học, đi làm, hay chưa biết gì về kế toán đều có thể theo học các khóa học ngắn hạn này!
Xem các video hướng dẫn
Nếu việc học thuộc, học trên lớp chưa cảm thấy đủ. Bạn có thể cân nhắc học thêm các khóa học về kế toán thực hành ở trung tâm Thuận Việt. Ngoài ra, các video hướng dẫn trên mạng sẽ giúp bạn nhớ lại những phần đã quên, chưa hiểu, có thêm các kiến thức mới hơn.
Học thuộc bài và xem lại bài giảng là rất tốt nhưng chúng ta vẫn nên kết hợp thêm làm bài tập thực tế để năng cao hiệu quả bạn nhé!
Thực hành làm bài tập thực tế
Thầy cô vẫn thường hay nói: “Học phải đi đôi với hành” trong kế toán cũng như vậy, để bạn ghi nhớ và quen với các định khoản nghiệp vụ phát sinh lâu hơn thì bắt buộc phải thực hành và làm bài tập thật nhiều.
Thay vì chỉ ngồi xem các bài giảng trên mạng, bài tập trên lớp thi việc tốt hơn hết là vẫn nên thực hành ngay trên giấy. Có thể bạn không quá giỏi để làm các bài mới, các bài nâng cao. Hãy cứ giải lại các bài tập cũ thật nhiều lần để hiểu và ghi nhớ chắc từng phần.
Tự vẽ lại, thiết kế các mẫu sổ, mẫu bảng kế toán
Thông thường, để tiện cho việc quan sát các bạn thường mua hoặc in mẫu bảng ra trước tới khi học thì đem chúng ra coi và điền số liệu cho nhanh. Cách này thường chỉ áp dụng với những người mới vì nó luôn thụ động và bị phụ thuộc nhiều vào chúng.
Trong suốt con đường sự nghiệp trong ngành kế toán bạn không thể đem theo nó mãi được. Hãy cố gắng tự mình thiết kế cho mình một mẫu bảng kế toán đơn giản. Hay ít ra tự vẽ lại theo trí nhớ của mình.
Từ đó, bạn sẽ hiểu hơn về bản chất của nguyên lý kế toán hoặc ghi nhớ được lâu hơn các biểu mẫu rất có lợi về lâu dài sau này.
Một mẹo học nguyên lý kế toán này có thể hơi khó và tốn thời gian của mình. Đừng nản chí! Chỉ cần bạn có cố gắng thì “quả ngọt” sẽ đến với bạn. Nếu quá khó đã có Thuận Việt lo!
Thảo luận và trao đổi nhóm
“Học thầy không tày học bạn” – là câu ca dao/tục ngữ chưa bao giờ là lỗi thời. Nó được áp dụng rất nhiều năm bằng việc học nhóm. Qua tất cả các môn học thì học nhóm vẫn là một trong số “hàng hà” phương pháp học tập hiệu quả nhất cho môn học nguyên lý kế toán.
Để học nhóm tốt thì đầu tiên bạn nên thành lập một nhóm nhỏ từ 5-7 bạn cho việc học tập. Nhóm tập trung những người chăm chỉ học tập, có đam mê với môn kế toán thì sẽ càng tốt. Có thể, nhóm này sẽ cùng nhau học tập cho các môn học khác về sau.
Tất nhiên để học nhóm hiệu quả thì các bạn nên tránh việc thụ động, làm việc độc lập. Chú ý, đã là học nhóm thì nên nêu ý kiến, trao đổi, thảo luận với nhau để đưa ra các phản biện và cách giải quyết hiệu quả nhất cho việc học. Bạn sẽ chẳng học hỏi được gì từ nhau khi cứ thụ động.
Chăm chỉ, cần cù, kiên nhẫn và thận trọng.
Môn nguyên lý kế toán này đòi hỏi sự chăm chỉ, sự chú tâm, kiên nhẫn và ham học hỏi, nhưng không đòi hỏi qua nhiều về tính sáng tạo hay tư duy tiến bộ như các môn khoa học khác.
Chính vì vậy, bạn cần phải chăm chỉ trau dồi, học hỏi và rèn luyện những yếu tố ngay từ cơ bản. Cơ bản nhất trong số đó là học thật tốt nguyên lý kế toán để có nền tảng vững chắc khi bước vào những môn học khác ngày càng khó khăn. Trong kế toán, nếu nhầm lẫn tất cả các con số trong một tài khoản hoặc số tiền, một số 0,… sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp này, bạn có thể tưởng tượng câu nói: “Sai một ly là đi một dặm”.
Xem thêm: Khóa học nguyên lý kế toán
Các bạn có thể đăng ký khóa học kế toán tổng hợp tại Thuận Việt. Chúng tôi sẽ gửi tặng 01 quyển sách Nguyên lý kế toán và hướng dẫn phần học này để bạn có thêm động lực học tập. Ngoài ra, Thuận Việt còn cung cấp các khóa học khác mà bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.
Trên đây là tổng hợp tất cả những mẹo học nguyên lý kế toán đến từ giảng viên Thuận Việt. Mong rằng nó sẽ giúp bạn có thể học tập tốt và tiến bộ hơn. Bạn có thể tham khảo thêm về các khóa học kế toán thực hành thực tế tại trung tâm Thuận Việt, để nâng cao nghiệp vụ kế toán khi đi làm.