Lộ trình tự học kế toán cho người mới bắt đầu là điều cần thiết nên có cho người tự học tại nhà hay học tại các trung tâm dạy kế toán. Phải có lộ trình bài bản thì bạn mới biết được mục đích việc học của bạn là gì? Vậy một lộ trình tự học kế toán thực hành cho người mới bắt đầu sẽ gồm những gì? Trong bài viết này Thuận Việt sẽ cung cấp cho bạn một lộ trình học thực hành kế toán hiệu quả.
I. Lộ trình tự học kế toán cho người mới bắt đầu
1.1 Có cần thiết phải có lộ trình học hay không?
Nếu bạn còn nghĩ tự học tại nhà đơn giản không cần lộ trình rườm rà. Không biết phần nào thì có thể lên mạng kiếm, vô số kể trên mạng? Bạn phải biết rằng tài liệu có đúng tới đâu những bạn không có biết sắp xếp thời gian, kiến thức học thì nó cũng không mang lại hiệu quả gì. Ngược lại, nó còn gây lãng phí thời gian, chán nản cho chính mình. Bài tiếp theo mình sẽ học gì? Kiếm tài liệu nào thì dễ hiểu?
“Chính vì những lý do trên việc xây dựng cho mình một lộ trình tự học kế toán đúng đắn và phù hợp với kiến thức áp dụng được khi đi làm là điều cần thiết nhất.
Khi đã có lộ trình học tập cho riêng mình thì mục tiêu của bạn sẽ không còn bao xa. Thuận Việt khuyên bạn hãy dành thời gian để xây dựng lộ trình tự học trước khi chinh phục một môn học nào đó.”
1.2 Đối tượng cần đến lộ trình tự học kế toán học kế toán
- Bạn chưa biết gì về kế toán nhưng học về ngành làm kế toán?
- Học kế toán đã lâu nhưng không sử dụng nên kiến thức đã quên hết ?
- Bạn muốn chuyển ngành khi đang đi học, đi làm ở các lĩnh vực khác?
Hiện nay, kế toán là một bộ phận quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp.
1.3 Nội dung học kế toán theo từng bước
Với từng đối tượng, nội dung và mức độ học tập kế toán mà sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nền tảng cơ bản về nguyên tắc, quy trình kế toán là cần thiết cho tất cả. Dưới đây sẽ là lộ trình học phù hợp nhất cho người mới.
Lộ trình tự học kế toán cho người mới bắt đầu học kế toán từ con số 0
B1: Tìm hiểu nền tảng cơ bản về kế toán
- Đọc các tài liệu, sách giáo khoa cơ bản để hiểu về kế toán để hiểu các khái niệm, nguyên tắc cơ bản như: Tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
- Tìm hiểu về hệ thống tài khoản kế toán (Nguyên lý kế toán) và cách ghi chép các nghiệp vụ kinh tế cơ bản.
B2: Học về quy trình kế toán
- Tìm hiểu về chu kỳ kế toán, bao gồm các bước: ghi sổ nhật ký, phân loại, tổng hợp, lập báo cáo.
- Tìm hiểu về các sổ sách kế toán như sổ nhật ký, sổ cái, sổ chi tiết.
- Thực hành ghi chép, tính toán và phân tích các nghiệp vụ kinh tế phổ biến.
B3: Lập và phân tích báo cáo tài chính
- Tìm hiểu cách lập các báo cáo tài chính cơ bản như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Học cách đọc và phân tích thông tin từ các BCTC.
- Tìm hiểu và thực hành các công cụ phân tích tài chính như tỷ số thanh khoản, tỷ số nợ, tỷ suất lợi nhuận.
Lưu ý: Bạn cần biết các quy tắc sau để nắm được quy trình lập báo cáo tài chính:
- Trên BCTC: Tổng số dư của năm trước đó phải bằng tổng số dư đầu năm sau.
- Hóa đơn phải mang tính hợp lệ và được xử lý trước khi thực hiện kê khai
- Khi có phát sinh nghiệp vụ trong quá trình kê khai BCTC, điều bạn cần làm là phải có chứng từ đính kèm theo.
- Lập bảng phân bổ chi phí trả trước, khấu hao TSCĐ.
- Thực hiện các bút toán cuối tháng về: Tiền lương, trích khấu hao TSCĐ, phân bổ chi phí trả trước, kết chuyển doanh thu, chi phí,…
- Thực hiện bút toán kết chuyển chi phí, kết chuyển doanh thu, tính lãi, lỗ sẽ được thực hiện vào cuối mỗi quý hoặc cuối mỗi năm.
- Cuối cùng cần lập bảng cân đối phát sinh và lên báo cáo kết quả HĐKD.
Trên thực tế tự học kế toán để lên được báo cáo tài chính là điều rất khó và ít người làm được.
Trong bước này đòi hỏi người học phải biết, nắm chắc các kiến thức về nghiệp vụ kế toán, định khoản hay việc xử lý các chứng từ một cách chính xác. Bên cạnh đó, bạn còn phải đọc hiểu được báo cáo tài chính và hoàn thiện kỹ năng Excel.
B4: Tìm hiểu và thực hành áp dụng các phần mềm kê khai thuế, phần mềm kế toán:
- Tìm hiểu về các phần mềm kế toán phổ biến hiện nay như Excel, Misa,..
- Các phần mềm hỗ trợ khai thuế Itax, HTKK,…
- Tự học cách sử dụng các chức năng cơ bản của phần mềm như nhập liệu, lập báo cáo, theo dõi công nợ.
- Nắm được quy định, thời gian thực hiện kê khai.
Lưu ý:
- Kê khai theo tháng thì hạn nộp tờ khai là ngày 20 của tháng tiếp theo.
- Kê khai theo quý thì hạn nộp tờ khai là ngày 30 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo.
- Báo cáo tài chính: Phải nộp trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
- Phần mềm HTKK được dùng để kê khai thuế và lập báo cáo tài chính.
Bên cạnh đó, biết làm thôi là chưa đủ. Bạn còn phải cập nhật thường xuyên các loại thuế hiện hành mới nhất và một số thông tin sau:
- Hiểu và biết tường về các loại thuế áp dụng cho doanh nghiệp.
- Nộp đúng, nộp đủ tờ khai
- Cuối năm thì phải làm BCTC, quyết toán thuế TNDN, TNCN
Bạn cần thật cẩn thận ngay từ các bước thực hiện đầu tiên. Số liệu đúng ngay từ đầu thì khi cuối năm mới lên BCTC mới hợp lệ, không bị sai sót. Để không xảy ra sai sót thì kế toán phải nắm chính xác các bước làm phía trên.
B5: Thực hành và ứng dụng: Đây sẽ là bước khó nhất và hiệu quả nhất
- Tìm kiếm các bài tập, tình huống thực tế để thực hành áp dụng kiến thức đã học. (Bạn nên kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để đạt được hiệu quả cao).
- Tham gia các Group học tập, diễn đàn trực tuyến để trao đổi, học hỏi thêm từ người khác.
- Nếu có thể bạn hãy tìm kiếm cơ hội thực tập, làm việc tại các doanh nghiệp để có thể áp dụng kiến thức vào thực tiễn nhé.
II. Làm sao để học tập hiệu quả làm được việc ngay
Hầu hết những cá nhân tự học tại nhà đều không thành công, con số này có thể chiếm 90% trong số đó.
Nguyên nhân ở đây là gì?
Đầu tiên phải kể đến, hầu hết người tự học đều không vạch ra cho mình một lộ trình tự học kế toán rõ ràng.
Thứ hai, không có bài tập để thực hành
Thứ ba, chưa xác định được việc mình làm hướng đến mục đích gì? Muốn làm việc trong lĩnh vực nào? Muốn trở thành kế toán tổng hợp, kiểm toán hay kế toán trưởng? Xác định mục tiêu để tập trung vào kỹ năng và phát triển kiến thức cần thiết.
Thứ tư, không có người hướng dẫn, chỉ dạy cụ thể. Tuy rằng, bạn thực hành rất nhiều, làm theo hướng dẫn. Nhưng kết quả của bạn lại khác hoàn toàn, không biết sai ở bước nào? Không có người kiểm chứng sự đúng sai khi thực hiện một bài tập khác. Và rất nhiều nguyên nhân khác khiến bạn bị nản ý chí.
Vậy bạn cần đặt ra mục tiêu học kế toán như thế nào để thật hiệu quả?
- Tìm hiểu các trường có chương trình đào tạo kế toán sẵn có như trường Cao đẳng, Đại học, trung cấp.
- Xem xét các trung tâm cung cấp khóa học thực hành kế toán sẵn có như Kế Toán Thuận Việt, phù hợp với mục tiêu của mình và thời gian học để không bị ảnh hưởng.
- Đăng ký học tại trung tâm, học online hoặc tự học.
- Đọc tài liệu, sách, vở, học trực tuyến trên mạng hoặc qua video và thực hành thật nhiều.
- Vì lĩnh vực kế toán cần thực hành nhiều nên bạn cần phải ôn luyện thường xuyên để đảm bảo kiến thức không bị quên.
III. Những khóa học kế toán nâng cao tay trình độ của bạn
Bạn có thể tham khảo một số khóa học có sẵn lộ trình học kế toán bên dưới đây, để biết mình cần thêm những kiến thức nào phù hợp:
1. Khóa kế toán thực hành tổng hợp từ A-Z cho người mới bắt đầu.
Xem chi tiết: Khóa 1.1 kế toán thực hành tổng hợp từ A-Z
2. Khóa kế toán thực hành tổng hợp cho người đi làm
Xem chi tiết: Khóa 1.2 học thực hành tổng hợp cho người đi làm
3. Khóa thực hành khai báo thuế
Xem chi tiết: Thực hành khai báo thuế trên HTKK
4. Khóa thực hành trên phần mềm Excel
Học trên bộ chứng từ Thương mại và Dịch vụ
5. Khóa học thực hành trên phần mềm kế toán
Xem chi tiết: Học thực hành trên phần mềm Misa
6. Học thực hành Bảo hiểm xã hội và tiền lương
Xem chi tiết: Thực hành BHXH, Tiền lương
Với những thông tin mới nhất được cập nhật về lộ trình tự học kế toán cho người mới bắt đầu trên đây. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn giải quyết những vấn đề hiện tại.
Nếu bạn có thắc mắc về các khóa học tại Thuận Việt hãy liên hệ với chúng tôi ngay. Liên hệ hotline (Zalo): 0392 616 085 (Thuận Việt KT).
Địa chỉ lớp học: VP: 3.04, tòa nhà ST.MORITZ, số 1014 Phạm Văn Đồng, phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức.