Quy trình thành lập công ty là một trong những quy trình quan trọng được nhiều người quan tâm nhất khi thành lập công ty/ doanh nghiệp kinh doanh. Vì vậy, bài viết sau đây Thuận Việt sẽ giúp bạn hiểu hơn về bước đầu trong quy trình mở một công ty. Những quy định pháp luật liên quan. Xem ngay bên dưới!
I. Thành lập công ty là gì?
Thành lập công ty hay còn được gọi là thành lập doanh nghiệp, được hiểu là việc mà cá nhân hoặc tổ chức có mong muốn kinh doanh phải thực hiện các thủ tục pháp lý và đăng ký kinh doanh tại cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Việc đăng ký này nhằm mục đích để xác định tư cách pháp nhân và đảm bảo các hoạt động của công ty được bảo hộ theo pháp luật quy định.
II. Khi nào thì nên thành lập công ty?
Đây sẽ là những kinh nghiệm mà Thuận việt có được sau 14 năm cung cấp dịch vụ tới hàng trăm doanh nghiệp khác nhau:
Bạn nên thành lập công ty khi?
- Khi bạn đã có đầy đủ tài chính, ý tưởng và sẵn sàng kinh doanh
- Kinh doanh yêu cầu xuất hóa đơn GTGT
- Đặc thu kinh doanh cần tư cách pháp nhận để đứng ra ký kết các hợp đồng dịch vụ, mua bán, sản xuất, dự án thầu,…
- Hợp pháp hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp
Vậy làm sao để thành lập công ty? Thuận Việt sẽ mách bạn quy trình thành lập một công ty hoàn chỉnh ngay dưới đây.
III. Quy trình thành lập công ty mới 2024
a) Lựa chọn loại hình công ty phù hợp
Chủ doanh nghiệp cần nắm rõ đó là lựa chọn loại hình công ty cho phù hợp với mong muốn của người thành lập. Các loại hình công ty phổ biến hiện nay là:
- Công ty tư nhân
- Công ty hợp danh
- Công ty cổ phần
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
Việc hiểu rõ và lựa chọn loại hình công ty phù hợp ngay từ ban đầu sẽ giúp quý khách hiểu được các quy định riêng biệt trong việc thành lập đối với từng loại hình doanh nghiệp. Cũng như là dễ dàng chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết, thuận lợi trong việc nộp hồ sơ.
b) Hồ sơ cần chuẩn bị trong quy trình thành lập công ty
Mỗi loại hình công ty sẽ có quy định chuẩn bị về hồ sơ khác nhau. Sau đây là quy định về hồ sơ thành lập công ty của từng loại công ty:
3.1 Công ty tư nhân
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Bản sao giấy tờ pháp lý (chủ doanh nghiệp)
3.2 Công ty hợp danh
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên
- Bản sao: Giấy tờ pháp lý cá nhân
Trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài thì cần có thêm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
3.3 Công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
- Bản sao: Giấy tờ pháp lý của cá nhân
- Khi doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài thì cần có thêm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
3.4 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Bản sao: Giấy tờ pháp lý cá nhân
Trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài thì cần có thêm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
3.5 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên
- Bản sao: Giấy tờ pháp lý cá nhân
Trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài thì cần có thêm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Như vậy, trên đây là các loại giấy tờ cần thiết đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau. Mỗi loại hình công ty đều có quy định riêng về hồ sơ.
c) Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, bước cuối cùng sẽ là nộp hồ sơ. Hiện nay, bởi ưu điểm tiện lợi, nhanh chóng cũng như để không tốn quá nhiều thời gian, di chuyển nên việc nộp hồ sơ sẽ diễn ra chủ yếu theo hình thức nộp hồ sơ qua trực tuyến. Sau đây là các bước nộp hồ sơ:
- Tạo tài khoản để nộp hồ sơ và sử dụng tài khoản đó để đăng nhập trên trang hệ thống
- Tạo hồ sơ để đăng ký thành lập doanh nghiệp, tạo đúng và đủ theo thông tin quy định
- Nhập đầy đủ các thông tin cần thiết vào hệ thống đăng ký kinh doanh
- Scan hồ sơ, tải các tài liệu liên quan
- Hoàn tất ký xác thực và nộp hồ sơ
Kết quả sau khi thực hiện đầy đủ quy trình thành lập công ty mà Thuận Việt giới thiệu:
Sau khi nộp hồ sơ, trong vòng 03 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiến hành xem xét hồ sơ. Có 02 trường hợp xảy ra:
- Trường hợp 1: Nếu hồ sơ không hợp lệ, sai thông tin hoặc cần sửa chữa bổ sung, Sở sẽ gửi thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung để hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp 2: Nếu hồ sơ hợp lệ, công ty sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Điều này có nghĩa là công ty đã chính thức được thành lập. Công ty đã có tư cách pháp nhân, sẵn sàng hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Bên canh đó, phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, theo Điều 33 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin được lưu giữ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
>>> Tham khảo: Luật Doanh nghiệp 2020
Hiện nay, các doanh nghiệp có rất nhiều cách để công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Có thể kể đến như sau:
- Doanh nghiệp đăng ký công bố trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hay trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh
- Doanh nghiệp công bố điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh thông qua hình thức trực tuyến.
d) Quy trình thành lập công ty (sau khi có giấy phép) cần làm gì?
- Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp lệ phí môn bài
- Treo bảng hiệu công ty
- Mở tài khoản công ty và thông báo số tài khoản ngân hàng
- Đăng ký sử dụng và thông báo phát hành hóa đơn điện tử
- Một số thủ tục khác
>>> Tham khảo: Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ, trọn gói – 3 ngày có kết quả tại Thuận Việt
>>> Tham khảo: Dịch vụ kế toán sau thành lập doanh nghiệp
IV. Câu hỏi được quan tâm
- Ai được phép thành lập công ty?
Theo quy định pháp luật, thì tổ chức cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý công ty tại Việt Nam. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020
- Tên công ty nên đặt như thế nào cho phù hợp?
Hiện nay, số lượng công ty rất nhiều nên việc đặt tên công ty ngày càng hạn chế hơn so với trước đây vì có thể gây trùng lặp. Để hạn chế được những điều này thì cần phải xem xét tên công ty một cách thật cẩn thận. Têm không được trùng với các công ty thành lập trước đó. Vì vậy, có thể thêm nhiều tiền tố và hậu tố để tránh bị nhầm lẫn và trùng lặp. Ngoài ra, khi đặt tên công ty nên lựa chọn những cái tên có thể dễ dàng nhận diện thương hiệu của công ty cũng như là mang tính chuyên nghiệp.
- Thành lập công ty có cần hộ khẩu thường trú hay không?
Vệc thành lập công ty không căn cứ vào hộ khẩu thường trú của người thành lập. Nên người có mong muốn thành lập công ty có thể thành lập tại bất cứ tỉnh thành nào khi có nguyện vọng kinh doanh.
Như vậy, trên đây là toàn bộ các thông tin cần thiết về quy trình thành lập công ty. Hy vọng các thông tin này có thể giúp quý khách hiểu hơn về hồ sơ để thành lập công ty đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau để có thể chuẩn bị một cách tốt nhất.
Nếu quý khách còn bất cứ thông tin nào thắc mắc. Xin vui lòng liên hệ đến Kế Toán Thuận Việt qua số điện thoại 028.66848185 – 0392616085. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chắc chắn sẽ giúp quý khách giải đáp một cách nhanh chóng và tận tâm nhất!