Thông tin mới nhất về nghị định 72/2024, giảm thuế GTGT . Cùng Thuận Việt tham khảo thông tin được phê duyệt vào ngày 30/06/2024 mới đây nhé!
Nghị định 72/2024 NĐ-CP về việc tiếp tục giảm thuế GTGT xuống 8%
Ngày 30 tháng 6 năm 2024, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 72/2024 NĐ-CP, quy định giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho các doanh nghiệp xuống 2%. Đây là một bước đi quan trọng nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ các doanh nghiệp đối phó với những thách thức kinh tế hiện tại. Dưới đây là phân tích chi tiết về các khía cạnh và tác động của nghị định này.
a) Quyết định giảm thuế GTGT xuất phát từ nhiều yếu tố:
- Kinh tế chậm lại: Tình hình kinh tế toàn cầu và trong nước đang chứng kiến sự tăng trưởng chậm lại, đòi hỏi Chính phủ phải có các biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
- Hỗ trợ doanh nghiệp: Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang gặp khó khăn với chi phí hoạt động cao. Việc giảm thuế GTGT giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp.
- Tiêu dùng của người dân: Thuế GTGT thấp hơn có thể dẫn đến giá hàng hóa và dịch vụ giảm, từ đó khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn và thúc đẩy nhu cầu.
b) Thời gian áp dụng giảm thuế GTGT
Ngày có hiệu lực: Thông báo giảm 2% thuế GTGT được phê duyệt 33/06/2024 mới đây. Hiệu lực áp dụng từ ngày 01/07/2024. Nghị định 72/2024/NĐ-CP – Cung cấp thời gian và hướng dẫn chi tiết cách áp dụng, để các doanh nghiệp điều chỉnh trên hệ thống kế toán và giá cả sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh.
Tải về: Nghị định-72-2024-NĐ-CP
Đối tượng và phạm vi áp dụng: Nghị định áp dụng cho nhiều loại hàng hóa và dịch vụ chịu thuế GTGT. Các danh mục cụ thể được hưởng lợi từ việc giảm thuế bao gồm hàng tiêu dùng thiết yếu, nguyên liệu sản xuất và một số ngành dịch vụ.
Đối tượng nhóm hàng hóa, dịch vụ ngành nghề được giảm thuế và áp dụng mức giảm, như sau:
1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.
Các tổng công ty, tập đoàn kinh tế thực hiện quy trình khép kín mới bán ra cũng thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng than khai thác bán ra.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.
2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng
a) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện
a) Đối với cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, khi lập hoá đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi “8%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán. Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
b) Đối với cơ sở kinh doanh quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, khi lập hoá đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15”.
4. Trường hợp cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trường hợp cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua xử lý hóa đơn đã lập theo quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ. Căn cứ vào hóa đơn sau khi xử lý, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
6. Cơ sở kinh doanh quy định tại Điều này thực hiện kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này cùng với Tờ khai thuế giá trị gia tăng..
c) Tác động với các bên liên quan khi nghị định 72/2024 giảm thuế GTGT thông qua
Đối với doanh nghiệp
Nhìn chung, cộng đồng doanh nghiệp rất hoan nghênh với Nghị định lần này. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm phần nào về chi phí, cải thiện điều kiện thị trường, thúc đẩy hoạt động thương mại của thị trường.
- Tăng thanh khoản cho doanh nghiệp: Việc giảm ngay lập tức các khoản thanh toán thuế GTGT cải thiện dòng tiền cho doanh nghiệp, cho phép tái đầu tư và mở rộng hoạt động.
- Nâng cao tính cạnh tranh: Chi phí sản xuất thấp hơn có thể làm cho sản phẩm của Việt Nam cạnh tranh hơn trên cả thị trường trong nước và quốc tế.
Nhóm người tiêu dùng
Người tiêu dùng là nhóm được hưởng lợi ích nhiều nhất về việc giảm giá hàng hóa và dịch vụ. Các bên liên quan cần đảm bảo được lợi ích này phải được chuyển đến người tiêu dùng cuối cùng thay vì chỉ được hấp thụ hoàn toàn bởi các doanh nghiệp.
Đối với chính phủ
Mặc dù việc giảm thuế GTGT được xem là một bước đi tích cực, nhưng đối với chính phủ phải đối mặt với những thách thức mới cần giải quyết. Như việc Chính phủ có thể phải đối mặt với sự thiếu hụt trong doanh thu thuế. Điều này đòi hỏi quản lý tài chính cẩn thận và có thể điều chỉnh ở các lĩnh vực chi tiêu công khác.
Nghị định 72/2024 NĐ-CP – Là một chiến lược của Chính phủ Việt Nam. Nhằm tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp và kích thích hoạt động kinh tế thông qua việc giảm thuế GTGT 2%. Hy vọng với những thông tin mới nhất về việc giảm thuế GTGT 6 tháng cuối năm, sẽ giúp doanh nghiệp phấn khởi và có những chiến lược kinh doanh mới cho doanh nghiệp của mình.
Nếu doanh nghiệp có thắc mắc về nghị định 72 giảm thuế GTGT hoặc dịch vụ kế toán trọn gói cho Doanh nghiệp của Thuận Việt. Vui lòng để lại thông tin bên dưới hoặc liên hệ thông tin qua hotline 0392 616 085.