+ Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất từ tiền lương, tiền thưởng mới nhất. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân, có hướng dẫn từng bước về cách tính và có ví dụ tính thuế thu nhập cá nhân cụ thể. Nếu như bạn chưa biết về mức đóng thuế thu nhập cá nhân của mình là bao nhiêu? Cách tính thuế TNCN như thế nào? Hãy cùng Thuận Việt xem ngay bài viết sau để biết chi tiết.
I. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI TÍNH THUẾ TNCN:
1. Mức lương bao nhiêu thì người lao động phải đóng thuế TNCN?
Theo quy định mới nhất, mức thu nhập phải nộp thuế thu nhập Cá Nhân (TNCN), là cá nhân có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng. Ttương đương 132 triệu đồng/năm sẽ thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân, nếu không có người phụ thuộc.
Thu nhập tính thuế này là khoản thu nhập sau khi đã trừ đi các khoản sau:
– Các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.
– Thu nhập được miễn thuế theo quy định.
– Các khoản thu nhập không tính thuế như một số khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn trưa,…
Mỗi cá nhân sẽ được trừ thêm một khoản tiền giảm trừ gia cảnh khi cá nhân đó có đăng ký người phụ thuộc. Mỗi người phụ thuộc sẽ được giảm trừ 4,4 triệu đồng/tháng. Ví dụ: Cá nhân đăng ký 2 người phụ thuộc sẽ dduojc trừ 8.800.000VNĐ. Vì vậy, mức thu nhập phải chịu thuế sẽ tăng tương ứng theo số người phụ thuộc.
🔽 BẢNG MỨC THU NHẬP ĐÓNG THUẾ TNCN THEO SỐ NGƯỜI PHỤ THUỘC ĐĂNG KÝ:
Số Người Phụ Thuộc | Mức Thu Nhập Phải Đóng Thuế TNCN |
---|---|
0 người | ≥ 11 triệu đồng/tháng |
1 người | ≥ 15,4 triệu đồng/tháng |
2 người | ≥ 19,8 triệu đồng/tháng |
3 người | ≥ 24,2 triệu đồng/tháng |
4 người | ≥ 28,6 triệu đồng/tháng |
5 người | ≥ 33 triệu đồng/tháng |
n người | ≥ 11 triệu đồng + (n × 4,4 triệu đồng) |
Lưu ý: Thuế TNCN chỉ áp dụng với phần thu nhập tính thuế sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ theo quy định. Nếu bạn có đăng ký người phụ thuộc, thì hãy tính toán kỹ để biết chính xác số thuế mà mình cần phải nộp!
2. Đối tượng áp dụng
Bài viết này Thuận Việt sẽ chỉ hướng dẫn cách tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và tiền thưởng. Nếu cá nhân có khoản thu nhập từ các nguồn khác như cho thuê tài sản, đầu tư, … Hãy tham khảo thêm tại Thông tư 111/2013/TT-BTC và Thông tư 92/2015/TT-BTC để có thêm nhiều thông tin hữu ích thuộc trường hợp của mình.
3. Thời điểm tính thuế
Thuế TNCN được tính tại thời điểm tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập.
Ví dụ: Công ty A trả lương tháng 12/2024 vào ngày 10/01/2025 → Thuế TNCN kê khai vào tháng 1/2025. Thưởng lương tháng 13 trả vào 10/02/2025 → Thuế kê khai vào tháng 2/2025.
4. Xác định loại hợp đồng lao động
– Hợp đồng từ 3 tháng trở lên, hợp đồng không xác định thời gian: Thì tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần.
– Hợp đồng dưới 3 tháng, thời vụ hoặc thử việc: Khấu trừ 10% trên tổng thu nhập, tính theo biểu lũy tiến toàn phần.
5. Cá nhân cư trú hay không cư trú (lao động nước ngoài)
+ Cá nhân cư trú: Tính thuế theo loại hợp đồng lao động.
+ Cá nhân không cư trú: Bị khấu trừ 20% thuế TNCN.
> Xem thêm: Phân biệt cá nhân cư trú và không cư trú.
II. HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 2025
A. Cách tính thuế TNCN với cá nhân cư trú & hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân: Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất
1.1 Xác định thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản miễn thuế
Trong đó:
+ Tổng thu nhập: Là tổng số các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công mà cơ quan chi trả đã trả cho cá nhân.
+ Các khoản được miễn thuế bao gồm: Quy định theo Thông tư 111/2013/TT-BTC
Quy định về các khoản thu nhập chịu thuế căn cứ theo Thông tư 111/2013/TT-BTC, Các KHOẢN MIỄN THUẾ bao gồm:
- Phụ cấp ăn trưa: Không quá 730.000đ/tháng.
- Công tác phí, điện thoại, trang phục: Theo quy định doanh nghiệp.
- Tiền thuê nhà: Không quá 15% tổng thu nhập chịu thuế.
- Làm thêm giờ: Phần trả cao hơn mức lương bình thường được miễn thuế.
- Trợ cấp hiếu, hỷ: Không quá 1 tháng lương bình quân/năm.
Trong đó:
- Chưa có quy định rõ về Khoản Tiền khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… Theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN và theo Luật thuế TNDN quy định, như sau:
1) Khoản chi trả Công tác phí, điện thoại có quy định: Ghi rõ điều kiện hưởng và mức hưởng trong HĐLĐ hoặc quy chế của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp bạn sẽ tự xây dựng Quy chế lương thưởng riêng mình. Quy định bao nhiêu thì được miễn giảm bấy nhiêu. Nhưng cũng phải xét theo tình hình thực tế trong thời gian đó.
2) Chi phí Công tác phí hợp lý
* Tiền trang phục, theo Luật thuế TNDN quy định:
– Chi bằng tiền: Không được quá 5.000.000/năm
– Chi bằng hiện vật: Được miễn thuế TNCN toàn bộ. -
Ví dụ 1: Nhân viên CTy được hỗ trợ tiền trang phục là 500.000/tháng. Nhận tổng 12 tháng: 500.000 x 12 = 6.000.000 triệu đồng
– Khoản tiền được miễn thuế TNCN là: 5.000.000/năm. Phần còn lại 1.000.000 sẽ phải tính vào thu nhập chịu thuế.
– Trường hợp: Nhận quần áo bằng hiện vật thì cá nhân đó sẽ được miễn toàn bộ.
-
Lưu ý: Các khoản phụ cấp như: Xăng xe, đi lại là khoản chịu thuế TNCN nhé.
- Ví dụ 2: Nhân viên A – Thuận Việt có lương 22 triệu, tiền thưởng 5 triệu, phụ cấp đi lại 500.000, ăn trưa 700.000. Tổng thu nhập: 28.200.000. Trừ đi các khoản miễn thuế: Thu nhập chịu thuế là còn 27.500.000
– Trong đó, Giảm trừ gia cảnh:
– Bản thân: 11 triệu
– 2 người phụ thuộc: 8.8 triệu
– Bảo hiểm bắt buộc: 2.31 triệu
=> Thu nhập tính thuế = 5.390.000. Thuế TNCN phải nộp (bậc 2, thuế suất 10%) = 289.000đ
1.2 Biểu thuế lũy tiến từng phần 2025
Bậc | Thu nhập tính thuế/tháng | Thuế suất |
---|---|---|
1 | Đến 5 triệu | 5% |
2 | Trên 5 triệu đến 10 triệu | 10% |
3 | Trên 10 triệu đến 18 triệu | 15% |
4 | Trên 18 triệu đến 32 triệu | 20% |
5 | Trên 32 triệu đến 52 triệu | 25% |
6 | Trên 52 triệu đến 80 triệu | 30% |
7 | Trên 80 triệu | 35% |
B. HƯỚNG DẪN TÍNH THUẾ TNCN CHO LAO ĐỘNG CƯ TRÚ KÝ HỢP ĐỒNG DƯỚI 3 THÁNG
1.1 Đối tượng áp dụng:
Các tổ chức, cá nhân chi trả tiền công, thù lao, hoặc các khoản chi khác cho cá nhân cư trú thuộc một trong các trường hợp sau:
* Trường hợp: Không ký hợp đồng lao động:
Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức, như:
- Tiền hoa hồng đại lý bán hàng, môi giới.
- Thù lao tham gia nghiên cứu khoa học, dự án, đề án.
- Tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật.
- Tiền giảng dạy, biểu diễn nghệ thuật, thể thao.
- Tiền dịch vụ quảng cáo, dịch vụ khác.
Nhận thu nhập từ các tổ chức, như:
- Hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát doanh nghiệp.
- Ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội hoặc tổ chức khác.
* Trường hợp: Ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng.
- Mức thuế khấu trừ:
– Nếu tổng thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên, tổ chức chi trả phải khấu trừ 10% trên thu nhập trước khi thanh toán cho cá nhân.
– Ví dụ: Công ty Thuận Việt ký hợp đồng lao động thời vụ 2 tháng với Nhân viên A. Với mức lương 2.500.000 đồng/tháng, hỗ trợ ăn trưa 500.000 đồng/tháng. Thuế TNCN phải nộp sẽ là (2.500.000 + 500.000) x 10% = 300.000 đồng. (Áp dụng theo biểu Toàn phần).
* Trường hợp được tạm thời chưa khấu trừ thuế:
- Nếu cá nhân chỉ có một nguồn thu nhập thuộc diện khấu trừ 10% nhưng ước tính tổng thu nhập sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế. Bạn có thể làm bản cam kết (theo mẫu quy định, hướng dẫn ban hành, kèm theo quy định thuế) gửi tổ chức trả thu nhập.
- Tổ chức căn cứ vào bản cam kết để tạm thời không khấu trừ thuế TNCN. Tổ chức trả thu nhập phải tự tổng hợp danh sách cá nhân có thu nhập chua tới mức khấu trừ để nộp cho cơ quan thuế. (Theo mấu ban hành kèm theo mẫu của cơ quan thuế).
- Cuối năm, tổ chức vẫn phải tổng hợp danh sách những cá nhân này và báo cáo cơ quan thuế.
- Cá nhân phải có mã số thuế tại thời điểm làm cam kết. Cá nhận tự làm cam kết và chịu trách nhiệm với bản cam kết của mình. Nếu có gian lận, sẽ bị xử lý theo Luật Quản lý thuế.
>> Chi tiết về cách tính thuế TNCN cho hợp đồng thời vụ, thử việc, giao khoán… và điều kiện làm cam kết miễn trừ thuế.
Ví dụ: Nhân viên B làm việc 2 tháng với lương 2.5 triệu/tháng, phụ cấp ăn 500.000. Tổng thu nhập: 3 triệu/tháng. Thuế TNCN = 3.000.000 × 10% = 300.000đ.
Trường hợp miễn khấu trừ thuế: Nếu cá nhân có cam kết thu nhập cả năm không đến mức phải nộp thuế (chưa đến 132 triệu đồng/năm), có mã số thuế, thì có thể làm cam kết để tạm thời không bị khấu trừ thuế.
C. Cách tính thuế với cá nhân không cư trú
Công thức: Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế X 20%
Ví dụ: Kỹ sư nước ngoài có thu nhập 50 triệu đồng/tháng. Thì Thuế TNCN = 50.000.000 × 20% = 10.000.000đ.
* Kê khai và nộp thuế TNCN:
Theo tháng/quý:
+ Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý thì được lựa chọn kê khai thuế TNCN theo quý.
+ Nếu kê khai theo tháng thì tính thuế TNCN từng tháng để kê khai.
=> Khi quyết toán thuế cuối năm, tổng thu nhập sẽ chia bình quân theo 12 tháng để tính chính xác mức thuế phải nộp.
Lưu ý quan trọng:
- Tiền thưởng khi chấm dứt hợp đồng vẫn phải nộp thuế TNCN.
- Quà trúng thưởng trong tiệc tất niên cũng phải tính thuế.
- Thu nhập từ chứng khoán, đầu tư, chuyển nhượng bất động sản có cách tính riêng.
Việc tính thuế thu nhập cá nhân 2025 không quá phức tạp nếu bạn nắm rõ các quy định và cách tính thuế thu nhập cá nhân. Hãy xác định đúng loại hợp đồng, thu nhập và cách tính thuế để tối ưu khoản thuế phải nộp cho doanh nghiệp bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học về cách tính lương thưởng, BHXH hay tự làm QTT doanh nghiệp ngắn hạn. Tham khảo thêm khóa học kế toán BHXH và tiền lương tại Thuận Việt. Với phương pháp học thực hành trực tiếp với giáo viên, sẽ không còn là điều gì khó.
Nếu bạn có thắc mắc gì? Hãy để lại bình luận ngay để được Thuận Việt hỗ trợ nhé! ⬇️⬇️⬇️
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN THUẾ THUẬN VIỆT
- SĐT: 0392 616 085 – 0907 958 205
- Địa chỉ: VP 03.04, Tòa nhà ST Moritz, Số 1014 Phạm Văn Đồng, P. Hiệp Bình Chánh , Thủ Đức, HCM