Các mặt hàng kinh doanh hầu hết đều phải chịu một khoản kê khai thuế GTGT. Tùy vào từng trường hợp mà hàng hóa chịu 5% hoặc 10% Thuế GTGT. Vậy, thuế GTGT là gì? Áp dụng cho đối tượng nào? Cách để khai thuế GTGT theo thông tư 80 mới nhất. Bài viết dưới đây sẽ chỉ bạn những thông tin quan trọng này.
I. Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) là gì?
Là khoản thuế được áp dụng trên GTGT của một số mặt hàng, dịch vụ trong suốt quá trình sản xuất, lưu thông tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Đây được xem làm khoản thuế quan trọng. Đóng góp to lớn cho sự cân bằng của nền kinh tế nước nhà và sự phát triển đất nước, phồn vinh.
Thuế GTGT thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%), giá trị gia tăng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Được thu bởi chính phủ. Đối với người tiêu dùng, thuế GTGT thường được tính vào giá thành cuối cùng của sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn mua.
II. Các quy định chung khi kê khai thuế GTGT
Đối tượng áp dụng kê khai thuế GTGT
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc quy định phải chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam. Không phân biệt hình thức, ngành nghề, hay tổ chức kinh doanh (cơ sở kinh doanh). Hay các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài về. Đều phải chịu thuế GTGT trên sản phẩm/dịch vụ (sau đây gọi là người nhập khẩu).
Cụ thể đối tượng áp dụng, bao gồm:
- Các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Là các tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch mua – bán hàng hóa, dịch vụ.
- Hay các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về để kinh doanh, sử dụng.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
Đối tượng áp dụng nộp thuế GTGT phải tuân thủ các quy định đề ra về việc: Đăng ký, nộp thuế, báo cáo và tuân thủ các quy định khác liên quan. Theo quy định của pháp luật thuế GTGT.
Các trường hợp được miễn, giảm thuế theo quy định
Áp dụng theo: Nghị định 44/2023/NĐ-CP, được ban hành ngày 30/06/2023. Nêu rõ về các thủ tục được miễn giản thuế GTGT. Tóm tắt lại như sau:
- Giảm thuế GTGT 2%, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%. Trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ được nêu tại các Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP sẽ không được áp dụng giảm thuế.
- Trường hợp: Hàng hóa, dịch vụ cung cấp nêu tại Phụ lục I, II, III được ban hành tại Nghị định này. Nếu thuộc đối tượng ngày thì không được giảm thuế 2%.
Tham khảo: Nghị định 44 tại đây!
Tham khảo: Hồ sơ thủ tục miễn, giảm thuế
III. Cách kê khai thuế GTGT theo thông tư 80
Bước 1: Vào “phần mềm HTKK” bản mới nhất > Đăng nhập
Mở phần mềm HTKK có sẵn và tiến hành đăng nhập trên hệ thống bằng MST của DN > Sau khi đã nhập MST chính xác, bấm “Đồng ý”.
Bước 2: Kê khai thông tin quản lý thuếGTGT
NNT khai báo các thông tin nộp thuế GTGT cụ thể sau:
- Chọn kỳ khai thuế theo tháng/quý/năm
- Trạng thái tờ khai: “Lần đầu/Bổ sung”
- Danh mục ngành nghề
- Chọn phụ lục kê khai.
- Bấm “Đồng ý”
Tờ khai mẫu sẽ hiện ra sau khi hoàn thành thao tác đồng ý.
Ở bước 3: Kê khai thuế GTGT trên “Tờ khai thuế GTGT”
Khi hệ thống HTKK hiển thị tờ khai – Mẫu số 01/GTGT. Người nộp thuế sẽ nhập đầy đủ số liệu các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu số 21: Chọn nếu không phát sinh hoá đơn đầu ra/vào trong ký kê khai.
- 22: Người nộp thuế (NNT): Lấy số GTGT còn được khấu trừ của kỳ trước chuyển sang. Điều kiện cần tương ứng số thuế ghi trên tờ khai thuế GTGT kỳ trước tại chỉ tiêu 43.
- Chỉ tiêu 23: Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ đã mua vào trong kỳ kê khai nhưng chưa có thuế GTGT.
- 24: Là tổng thuế GTGT của hàng hoá và dịch vụ mua vào
- 25: Tổng thuế thuế GTGT hàng hoá, dịch vụ và đã mua vào khấu trừ
- Chỉ tiêu 26: Là tổng doanh thu của việc bán hàng hoá và dịch vụ không thuộc phần chịu thuế GTGT.
- Chỉ tiêu 27, 28, 34, 35, 36, 39, 40, 41, 42, 43: Phần này mềm sẽ tự động cập nhật.
- 29: Là phần tổng doanh thu bán hàng hóa và dịch vụ với mức thuế suất áp dụng 0%.
- 30, 31: Tổng doanh thu từ hàng hóa, dịch vụ với mức thuế suất là 5% và tiền thuế GTGT.
- 32, 33: Tổng doanh thu từ hàng hóa, dịch vụ với thuế suất 10% và tiền thuế GTGT.
- 32a: Là phần chỉ tiêu mà tổng doanh thu của việc bán hàng hóa, dịch vụ không phải kê khai và tiền nộp thuế GTGT.
- 37, 38: Điều chỉnh giảm là 37 và điều chỉnh tăng chỉ tiêu 38.
Cuối cùng, để hoàn tất quy trình kê khai thuế GTGT thì NNT cần nhớ thực hiện kết xuất XML.
Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế GTGT?
Các bước kê khai bổ sung thuế GTGT sẽ như sau:
– Bước 1: Bước đầu, phần mềm HTKK > Chọn tờ khai đã kê khai sai.
– Bước 2: Chọn tới kỳ đã kê khai sai
– Bước 3: Chọn tờ khai bổ sung > Chọn số lần khai bổ sung > Kiểm tra lại ngày lập KHBS.
– Bước 4: Tiếp tục chọn “Đồng ý”, tờ khai điều chỉnh sẽ xuất hiện.
– Bước 5: Thực hiện điều chỉnh tờ khai
– Bước 6: Nhập mã giao dịch điện tử thực hiện tại tab “01-KHBS”:
– Bước 7: Bấm “Tổng hợp KHBS”
– Bước 8: Xác định phần kết quả của việc kê khai điều chỉnh bổ sung
– Bước 9: Ghi rõ phần lý do điều chỉnh
– Bước 10: Chọn phần “Ghi” để kiểm tra thông tin
– Bước 11: Cuối cùng, kết xuất XML. Để hoàn thành gửi tờ khai bổ sung qua mạng.
Lưu ý:
- Để có thể điều chỉnh kê khai bổ sung trên HTKK.
- Trên phần mềm HTKK phải tồn tại tờ khai của kỳ kê khai sai sót.
- Tìm đến phần lỗi sai và chỉnh sửa. Không quy định sửa bao nhiêu lần. Lỗi sai chỗ nào thì sửa chỗ đó.
- Thời gian được khai bổ sung hồ sơ khai thuế thời hạn 10 năm. Tính kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót. Trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra tới doanh nghiệp, đơn vị nộp thuế.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
- Hồ sơ khai thuế theo tháng: Nộp chậm nhất là ngày thứ 20 tháng tiếp theo, tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Thời hạn nộp tờ khai thuế theo quý: Chậm nhất là ngày thứ 30 của quý kế tiếp, quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Để hồ sơ kê khai thuế GTGT theo quý doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau: Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về kê khai theo quý
a, Doanh nghiệp đang hoạt động:
- Doanh nghiệp đang khai thuế theo tháng. Nếu có tổng doanh thu của năm trước bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Doanh thu: từ 50 tỷ đồng trở xuống => Sẽ được khai thuế GTGT theo quý. (Đươc xác định bởi tổng Doanh thu trên các từ khai GTGT tính theo năm dương lịch;
b, Doanh nghiệp mới thành lập:
- Bạn là doanh nghiệp mới thành lập và kinh doanh => Hoạt động đủ 12 tháng, căn cứ vào mức doanh thu năm dương lịch liền kề thực hiện kê khai tháng hoặc quý.
Dưới đây là 2 ví dụ mà Thuận Việt đưa ra để bạn dễ hình dung hơn.
Ví dụ 1:
– Kế Toán Thuận Việt hoạt kinh doanh từ tháng 01/2023 thì hết năm 2023 (đủ 12 tháng) sẽ được lựa chọn kê khai thuế GTGT theo tháng hoặc quý.
Ví dụ 2:
– Cty Kế toán Thuận Việt bắt đầu hoạt động đi vào kinh doanh từ tháng 10/2023 thì năm 2023, qua năm 2024 thì mới được lựa chọn kê khai theo quý. ( Vì chưa hoạt động đủ 12 tháng để làm căn cứ – Năm 2024 sẽ à năm căn cứ xác đinh năm tiếp theo khai thuế tháng hoặc quý).
IV. Hồ sơ khai thuế GTGT gồm những gì?
Hồ sơ đối với doanh nghiệp tư nhân:
- Theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên doanh thu: Tờ khai thuế giá trị gia tăng (theo Mẫu số 04/GTGT).
- Đối với phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT: Tờ khai thuế giá trị gia tăng (theo mẫu số 03/GTGT).
- Theo phương pháp khấu trừ:
Theo tháng, quý đối với hoạt động SXKD:
- Tờ khai thuế GTGT – mẫu số 01/GTGT. (Áp dụng cho DN SXKD theo phương pháp khấu trừ)
- Phụ lục bảng phân bổ số thuế GTGT- Mẫu số 01-2/GTGT.
- Bảng phụ lục phân bổ số thuế GTGT- Mẫu số 01-3/GTGT.
- Phụ lục bảng phân bổ thuế GTGT (theo Mẫu số 01-6/GTGT): Nộp cho địa phương nơi được hưởng nguồn thu trừ hoạt động sản xuất thủy điện, hoạt động kinh doanh, xổ số điện toán.
- Tờ khai thuế GTGT Mẫu 05/GTGT
- Hồ sơ khai thuế GTGT theo diện được hoàn thuế theo tháng, quý: Tờ khai thuế – Mẫu 02/GTGT.
V. Điểm cần lưu ý khi thực hiện kê khai thuế GTGT
Lưu ý: Đối với hồ sơ khai thuế GTGT – Doanh nghiệp tư nhân.
Đối với doanh nghiệp tư nhân: Trường hợp DN có nhiều hoạt động kinh doanh thì thực hiện khai chung trên một hồ sơ khai thuế. Nhưng trừ các hoạt động sau: (Lập hồ sơ khai thuế riêng)
– Các hoạt động xổ số kiến thiết, hay hoạt động xổ số điện toán.
– Mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.
– Hoạt động thu hộ – được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
– Có các dự án đầu tư trong diện được phép hoàn thuế GTGT: Sẽ phải lập hồ sơ khai thuế GTGT riêng. Đồng thời, phải thực hiện bù trừ đi số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng. Các dự án đầu tư đang hoạt động cùng với kỳ tính thuế và nộp đúng với số thuế GTGT cần nộp (nếu có).
– Thực hiện khai thuế riêng: Đối với DN tư nhân quản lý các hợp đồng hợp tác nhưng không thực hiện hoặc thành lập pháp nhân riêng.
– Hay các hoạt động về chuyển nhượng bất động sản: Của các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, nhà.
– Thành phố, nhà máy sản xuất điện khác tỉnh. Nơi đặt trụ sở chính của DN.
Như vậy, phần nộp thuế GTGT là loại thuế được khai và nộp hằng tháng. Những doanh nghiệp muốn khai thuế quý thì đáp ứng được các yêu cầu nhưu đã nêu.
Trên đây là tổng hợp về phần kê khai thuế GTGT cho doanh nghiệ mà bạn cần biết. Hy vọng thông tin trên sẽ có ích đối với bạn và giải đápkịp thời các thắc mắc bạn gặp phải. Để giải quyết được các vấn đề nhanh chóng – chuyên nghiệp về Thuế và kế toán. Hãy liên hệ với Thuận Việt ngay để được tư ván và giúp đỡ nhé.